Sống

Với lối sống "keo kiệt" này, tôi đã để dành được cả tỷ đồng

Tóm tắt:
  • Tiết kiệm không đồng nghĩa sống khổ hay tằn tiện từng đồng xu.
  • Sử dụng thời gian, tiền bạc, cảm xúc và mối quan hệ một cách chiến lược để cuộc sống đủ đầy.
  • Tập trung vào các giá trị thật sự, ưu tiên những gì mang lại lợi ích dài hạn.
  • Áp dụng nguyên tắc "keo kiệt" để giữ cho cuộc sống cân bằng, tỉnh táo và ý nghĩa.
  • Sống đúng mức, đầu tư đúng chỗ giúp xây dựng sự giàu có bền vững và hạnh phúc lâu dài.

Nhiều người từng hỏi tôi: “Làm sao bạn có thể tiết kiệm được cả tỷ đồng trong 5 năm với mức lương chỉ vỏn vẹn mười mấy triệu/tháng?".

Câu trả lời của tôi là: Tôi không chỉ tiết kiệm tiền, mà tôi còn tiết kiệm thời gian, cảm xúc và năng lượng sống. Tôi coi việc tiết kiệm như một triết lý sống toàn diện – nơi mỗi phút giây, mỗi quyết định tiêu tiền đều mang theo chiến lược và sự tỉnh táo.

Nếu bạn cũng đang loay hoay giữa cơm áo gạo tiền, muốn có “khoản tiền đầu tiên” của đời mình mà không đánh đổi sức khỏe hay tuổi xuân, bài viết này là dành cho bạn.

1. Tôi “keo kiệt” với thời gian – vì thời gian là tiền bạc

Tháng trước, công ty tôi tổ chức buổi team building mùa xuân. Mọi người hồ hởi tham gia: Ăn uống, dã ngoại, chụp ảnh... tất cả đều miễn phí. Nhưng tôi lại xin nghỉ phép.

Có người nói: “Miễn phí mà không đi, thật lãng phí!”. Nhưng tôi nghĩ khác: Tôi tính toán giá trị mỗi giờ của mình: Khoảng 170.000 đồng/giờ. Một ngày đó nếu tôi dùng để làm việc tự do, đọc sách, chăm sóc bản thân, viết blog chia sẻ... thì giá trị tôi tạo ra còn cao hơn cả một buổi đi chơi miễn phí.

Tôi dành ngày hôm ấy để: Nghe podcast và dọn dẹp nhà cửa; đốt nến thơm, ngồi viết và đọc sách tại góc làm việc yêu thích; xem chương trình yêu thích mà lâu nay chưa có thời gian theo dõi hoặc thêm một chút ngoại ngữ.

Đương nhiên, tôi không phủ nhận những cuộc gặp gỡ tập thể luôn có giá trị nhất định, nhưng không đồng nghĩa bạn phải tham gia tất cả những buổi tụ tập ấy. Điều quan trọng là bạn biết ưu tiên và chọn lựa.

Chúng ta đều có 24 giờ như nhau, nhưng cách dùng thời gian quyết định chất lượng cuộc sống và sự nghiệp. Tôi từ chối các cuộc vui xã giao không cần thiết để dành thời gian cho bản thân và những người xứng đáng.

Với lối sống

Ảnh minh họa

2. Tôi “keo kiệt” trong chi tiêu – nhưng không sống kham khổ

Tuổi đôi mươi của tôi là những ngày tháng "săn sale" liên tục, so giá từng gói mì, từng bịch giấy vệ sinh. Nhưng rồi tôi nhận ra: Cứ sống như vậy thì cả đời chỉ quanh quẩn với giá rẻ và tiết kiệm. Mắt mình chỉ nhìn thấy “giảm giá”, mà quên mất cái gì thực sự có giá trị.

Giờ đây, tôi vẫn sống tiết kiệm, nhưng có nguyên tắc: Tiêu tiền nếu đó là thứ phục vụ đúng nhu cầu thật. Trước khi mua bất cứ thứ gì, tôi nghĩ đến vòng đời sử dụng và hiệu suất đầu tư.

Ví dụ: Tôi không mua túi xách hàng hiệu hay váy áo đắt đỏ chỉ để “check-in”. Nhưng tôi sẵn sàng đầu tư vào một chiếc laptop chất lượng để làm việc nhanh hơn, hay mua sách để mở rộng tư duy. Điều này giúp tôi không chỉ tiết kiệm tiền, mà còn kiếm được nhiều tiền hơn, nhờ đầu tư đúng chỗ.

3. Tôi “keo kiệt” trong các mối quan hệ – không phải ai cũng đáng để giữ

Một bạn trong group mạng xã hội từng chia sẻ với tôi rằng: Bạn thân mượn 35 triệu đồng, viết giấy hẹn 6 tháng trả. Đã qua 1 năm vẫn không thấy phản hồi, giờ không biết mở lời ra sao.

Tôi nói: “Cứ thẳng thắn nhắn tin đòi!”.

Nhiều người sợ mất lòng, sợ ảnh hưởng tình bạn. Nhưng thực tế là: Mượn tiền chính là phép thử lòng người. Nếu bạn đòi tiền mà họ tránh mặt, thì mối quan hệ ấy không đủ bền để giữ lại.

Nói thì luôn dễ, thực hiện mới khó làm sao. Nhưng nếu bạn không vượt qua được ranh giới của việc nói, thì bạn khó có thể đạt được bất cứ thành quả nào. Tôi chọn sống “giản dị” trong quan hệ xã hội: Không nhiệt tình vô cớ, không ai cầu gì cũng đáp, không để cảm xúc chi phối lý trí.

Thời gian tôi không tiêu tốn cho những mối quan hệ “nửa vời”, tôi để dành để làm việc, học hỏi, và yêu thương đúng người.

Với lối sống

Ảnh minh họa

4. Tôi “keo kiệt” với cảm xúc tiêu cực – vì tôi xứng đáng sống hạnh phúc

Tôi từng là một đứa trẻ dễ khóc, hay bị gắn mác “yếu đuối”, "đa sầu, đa cảm". Mỗi lần bị mắng, tôi chỉ biết rơi nước mắt. Nhưng tôi không nhận được cái ôm nào từ người lớn – thay vào đó là những lời mắng kiểu: “Mày chỉ biết khóc”.

Lớn lên, tôi làm mẹ. Tôi đọc trong một cuốn sách dạy con rằng: “Trẻ em được yêu thương đủ sẽ có nền tảng để tự tin và kiểm soát cảm xúc tốt hơn”.

Tôi bắt đầu làm hòa với cảm xúc của chính mình. Tôi học cách tự chữa lành, tự an ủi, và biết buông bỏ những suy nghĩ làm tổn thương bản thân. Dù bây giờ vẫn có những lúc thấy mình vô dụng, chán nản, không muốn làm gì – nhưng tôi không để bản thân chìm đắm mãi trong đó.

Tôi biết cách “tiết kiệm cảm xúc tiêu cực”, và đầu tư năng lượng tích cực cho mục tiêu, lý tưởng sống của mình.

Giàu không phải chỉ là có nhiều tiền – mà là sống biết điều gì đáng để đầu tư. Tôi không phải thiên tài tài chính, cũng không có khởi đầu thuận lợi. Nhưng tôi luôn nỗ lực học cách nhìn xa trông rộng thay vì sống ngắn hạn, tiết kiệm mọi nguồn lực – từ thời gian, tiền bạc đến cảm xúc và các mối quan hệ và đầu tư đúng lúc, đúng chỗ, đúng người.

Khi bạn sống đủ "keo kiệt" để tỉnh táo, và đủ thông minh để hiểu giá trị của từng giây phút trong đời – bạn không cần phải giàu có ngay lập tức, vì bạn đang từng bước xây dựng sự giàu có bền vững.

Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Cảnh báo hệ luỵ từ trục lợi bảo hiểm

Thông tin một người phụ nữ ở Quảng Nam bị điều tra vì liên quan đến cái chết của con trai và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đã thu hút sự chú ý của dư luận. Sự việc không chỉ khiến nhiều người giật mình mà còn đặt ra cảnh báo về vấn nạn trục lợi bảo hiểm ngày càng phức tạp hiện nay.

Giá tăng đỉnh nóc, vàng SJC một mình một chợ

Sáng nay (17/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Giá vàng SJC lên mốc cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng nhẫn 3,5 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới gần 12 triệu đồng/lượng.

10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực quý I/2025 đều trên 1 tỷ USD, nhóm dẫn đầu đạt trên 20 tỷ USD

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng dệt may; giày dép các loại; gỗ và sản phẩm từ gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép các loại; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; và sản phẩm từ chất dẹo là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong quý I.