Tài chính

Thị trường dược phẩm Việt Nam tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới, giá trị có thể vượt 12 tỷ USD

Tóm tắt:
  • Thị trường dược phẩm Việt Nam dự báo tăng trưởng 7,96% CAGR đến năm 2029.
  • Dân số già hóa và đầu tư chăm sóc sức khỏe đóng góp vào sự phát triển này.
  • Nhu cầu thuốc generic và phương pháp điều trị tiên tiến tăng do bệnh mãn tính gia tăng.
  • Ngành dược Việt Nam ước đạt 7 tỷ USD vào năm 2023 và 12,12 tỷ USD năm 2029.
  • Đến năm 2045, ngành công nghiệp dược có thể đóng góp trên 20 tỷ USD vào GDP.

Ảnh minh hoạ

Theo báo cáo do Research And Markets cung cấp, thị trường dược phẩm Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể, với dự báo cho thấy tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,96% đến năm 2029. Các yếu tố chính góp phần vào sự mở rộng này bao gồm dân số già hóa, đầu tư cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe tăng, các sáng kiến của chính phủ nhằm thúc đẩy sản xuất dược phẩm trong nước và sự gia tăng các bệnh mãn tính và liên quan đến lối sống.

Cụ thể, sự tiến bộ kinh tế của Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường dược phẩm, vì mức thu nhập cao hơn và mức sống được cải thiện dẫn đến chi tiêu cho y tế lớn hơn. Ngoài ra, các chính sách của chính phủ đang tăng cường quỹ đạo tăng trưởng của ngành dược phẩm bằng cách ủng hộ sản xuất trong nước và thiết lập các quy định mới.

Sự gia tăng các bệnh mãn tính và liên quan đến lối sống đang đòi hỏi phải tiếp cận nhiều hơn với nhiều loại sản phẩm dược phẩm. Nhu cầu về các phương pháp điều trị tiên tiến và thuốc generic đang gia tăng, được thúc đẩy bởi tỷ lệ mắc các bệnh như tiểu đường và bệnh tim mạch ngày càng tăng.

“Thị trường dược phẩm Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức về thuốc giả và vấn đề đảm bảo chất lượng, gây ra rủi ro cho sức khỏe cộng đồng và lòng tin. Các bên liên quan trong ngành đang nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường giám sát theo quy định để duy trì tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng và bảo vệ người tiêu dùng”, báo cáo nghiên cứu có đoạn.

Cũng theo báo cáo, khu vực phía Nam, nổi bật với cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ của TP HCM, thống trị thị trường dược phẩm tại Việt Nam.

Giá trị thị trường dược phẩm của Việt Nam ước tính vào năm 2024 là 7,6 tỷ USD. Ảnh minh họa.

Theo Research And Markets, giá trị thị trường dược phẩm ước tính của Việt Nam vào năm 2024 là 7,6 tỷ USD. Đến năm 2029, con số này là 12,12 tỷ USD.

Thị trường dược phẩm Việt Nam tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới, giá trị có thể vượt 12 tỷ USD - Ảnh 4.Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận 1,2 tỷ USD phát triển kênh Phù Nam: Phân chia sở hữu thế nào?

Kênh đào Funan được Campuchia kỳ vọng sẽ tăng cường kết nối khu vực.

Năm 2045, ngành công nghiệp dược đóng góp trên 20 tỷ USD vào GDP

Trong khi đó, theo PGS. TS. Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế) cho biết tại tọa đàm hồi tháng 7/2024, tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính đạt 7 tỷ USD vào năm 2023, thuộc nhóm quốc gia có giá trị dược phẩm và tốc độ phát triển ngành dược nhanh trên thế giới.

PGS Truyền cho biết ngành công nghiệp dược Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 năm qua với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CARG) cao, đạt 7,3%. Thống kê của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, hiện thị trường thuốc Việt khoảng 7 tỷ USD, bình quân tiêu thụ thuốc 70 USD/đầu người, tăng gấp 10 lần so với năm 2000.

Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia có tổng giá trị thị trường dược phẩm và mức tăng trưởng ngành dược nhanh nhất thế giới. Tổng giá trị thị trường dược phẩm tại Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD trong năm 2015, tăng lên 5,1 tỷ USD năm 2018 và năm 2020 đạt 6,1 tỷ USD. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngành công nghiệp dược Việt Nam ở cấp độ 3 (cấp có ngành công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu được một số dược phẩm).

Theo  Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đến năm 2030, phấn đấu đạt 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc; đáp ứng 50% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm trong nước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu một số sản phẩm hóa dược thiên nhiên (dược chất, cao định lượng, tinh dầu giàu hoạt chất) > 10%/năm.

Đến năm 2045, công nghiệp hóa dược của Việt Nam trở thành ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, có sức cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị ngành dược phẩm toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp ngành hóa dược đạt 8 - 11%/năm.

Đến năm 2045, công nghiệp hóa dược của Việt Nam trở thành ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, có sức cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị ngành dược phẩm toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp ngành hóa dược đạt 8 - 11%/năm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hồi tháng 9/2024, mục tiêu là đưa dược phẩm Việt có giá trị thị trường trong top 3 tại ASEAN, góp phần bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý; trở thành trung tâm dược phẩm giá trị cao trong khu vực vào năm 2030 và đến năm 2045, tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD.

Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục

Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục, chạm mốc quan trọng 3.500 USD/ounce. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell.

Tiêm kích "áp sát" các tòa nhà cao tầng, trực thăng kéo cờ trên Dinh Độc Lập

Sáng 22.4, các trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng mang theo cờ Tổ quốc và cờ Đảng, cất cánh từ sân bay Biên Hòa, Đồng Nai, tiến về trung tâm TP.HCM để hợp luyện trên bầu trời TP.HCM, chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30.4.1975 - 30.4.2025).

Chiến tranh thương mại của ông Trump khiến giới đầu tư rút khỏi nước Mỹ

Chính sách thuế quan và chiến lược thương mại khó lường của Tổng thống Donald Trump đang làm lung lay vị thế đầu tư hàng đầu của nước Mỹ trên thị trường toàn cầu. Các nhà đầu tư quốc tế bắt đầu chuyển dòng tiền ra khỏi phố Wall, tìm kiếm cơ hội ở châu Âu, Trung Quốc và các khu vực khác.