Phong cách sống

Siêu biệt thự xa hoa đắt giá nhất lịch sử

Không còn gì để bàn cãi, French Riviera (bờ biển Địa Trung Hải của miền Đông Nam nước Pháp) được xem là một trong những vùng đất giàu có và "quyến rũ" nhất trên hành tinh này. Trong nhiều thập kỷ qua, vùng biển ấy thường là nơi qua lại tấp nập của những du thuyền. Vùng ven bờ thì chật kín những ngôi làng và thị trấn là nơi lưu trú của giới quý tộc, nghệ sĩ và doanh nhân giàu có...

Trong số những biệt thự xa xỉ ở đây, đáng chú ý nhất là siêu biệt thự La Leopolda ở Villefranche-sur-Mer. Một dinh thự tuyệt đẹp nằm trên 18 mẫu đất từng thuộc sở hữu của vua Bỉ và trải qua nhiều đời chủ, thậm chí còn bị "đồn" là của tỷ phú Bill Gates.

Siêu biệt thự xa hoa đắt giá nhất lịch sử - Ảnh 1.

Lịch sử của Villa La Leopolda đầy rẫy tranh cãi và những thứ xa xỉ chỉ dành cho những người cực kỳ giàu có. Nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng dinh thự này rất đẹp, phần lớn là do tài năng thẩm mỹ của kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất Ogden Codman. Jr.

Món quà trùng tên với vua

Vua Leopold II trong lịch sử không được người dân Bỉ hay Congo tưởng nhớ một cách tử tế. Khi chủ nghĩa đế quốc châu Âu đến thời kỳ "đỉnh cao" ở châu Phi, Vua Leopold II đã cai trị Congo như một tài sản cá nhân của riêng ông, chứ không phải là một phần mở rộng của Bỉ.

Về bản chất, Vua Leopold II đã biến Congo thành đồn điền lớn nhất thế giới, với tất cả ý nghĩa tiêu cực liên quan đến thuật ngữ này. Không rõ dân số của Congo trước khi Leopold II đến là bao nhiêu, nhưng các nhà sử học ước tính vùng đất này có diện tích gấp 3 lần bang Texas và là nơi sinh sống của 20 triệu người.

Siêu biệt thự xa hoa đắt giá nhất lịch sử - Ảnh 2.

Hình ảnh Leopold II, vị vua không được lòng dân.

Đến năm 1924, con số đó đã giảm xuống còn 10 triệu người. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự kết hợp của nạn đói, bệnh tật, làm việc quá sức, nhiễm trùng bị tra tấn và hành quyết theo lệnh của Leopold II.

Theo thông tin trên trang web Villa La Leopolda, trong thời gian cai trị, Leopold II, giống như nhiều bạo chúa, cũng có nhiều tình nhân trẻ đẹp. Nhưng tai tiếng nhất là cô gái 16 tuổi tên Blanche Zélia Joséphine Delacroix, hay còn gọi là Carline Lacroix, một kỹ nữ người Paris gặp nhà vua khi ông đã 65 tuổi.

Trên thực tế, nhà vua say mê Delacroix đến mức phong cho cô tước hiệu Nam tước Vaughan và tặng hẳn một điền trang đồ sộ trên mảnh đất mà ông sở hữu ở French Riviera, mảnh đất mà Biệt thự La Leopolda hiện đang tọa lạc. Nó cũng được đặt tên theo nhà vua Vua Leopold II.

Siêu biệt thự xa hoa đắt giá nhất lịch sử - Ảnh 3.

Vua Leopold II với tình nhân Caroline Lacroix, người phụ nữ được vua tặng cho hẳn căn biệt thự Villa La Leopolda.

Nhà vua đầy quyền uy thì cũng không tránh được quy luật sinh-lão-bệnh-tử. Khi ông qua đời vào năm 1909, cháu trai của ông, Albert I, kế vị và nhanh chóng đuổi Delacroix khỏi biệt thự. Sau đó, vị vua này tái sử dụng nó làm bệnh viện quân đội trong Thế chiến thứ nhất.

Khi hết sứ mệnh phục vụ cho chiến tranh, năm 1919, khu đất được chuyển cho nữ Bá tước Thérèse Vitali, người đã thực hiện một số sửa đổi và sau đó bán lại cho kiến trúc sư người Mỹ, Ogden Codman, Jr.

Năm 1929, Codman bắt đầu biến tài sản thành kiệt tác kiến trúc của mình và hoàn thành công việc chỉ trong 2 năm. Thế nhưng, đến năm 1931, Codman dốc tiền túi để sửa sang lại biệt thự thì cũng là lúc ông nhẵn ví. Codman buộc phải cho thuê lại dinh thự.

Sau đó, siêu biệt thự này đã qua tay nhiều người. Tài sản được bán cho Izaak Walton Killam, người vợ được thừa kế tài sản sau khi ông qua đời. Vào cuối những năm 1950, bà đã bán nó cho Gianni Agnelli, chủ tịch của Fiat và Marella Agnelli.

Siêu biệt thự xa hoa đắt giá nhất lịch sử - Ảnh 4.

Gianna Agnelli tiếp đón và chiêu đãi khách tại Villa La Leopolda.

Agnelli's sau đó đã bán siêu biệt thự cho nhà từ thiện người Canada Dorothy J. Killam vào năm 1963, người đã sống ở đó cho đến khi bà qua đời vào năm 1965. Năm 1987, siêu biệt thự trở thành một trong những tài sản của chủ ngân hàng Edmond Safra và vợ của ông, Lily.

Cuộc sống xa hoa

Khi còn sống, Edmond Safra và vợ Lily Safra được biết đến là 2 trong số những người giàu có nhất hành tinh. Quá trình vươn lên giàu có và thất bại lịch sử của Edmond Safra với thương hiệu American Express đã được ghi lại rõ ràng trong một bài viết trên Tạp chí New York năm 1989.

Edmond Safra sinh ra ở Beirut trong một gia đình sở hữu ngân hàng tư nhân ăn nên làm ra. Gia đình ông đã làm việc cho Đế chế Ottoman cho đến khi nó sụp đổ sau Thế chiến thứ I.

Edmond chưa bao giờ học đại học, thay vào đó ông làm việc cho cha mình từ năm 16 tuổi, tự khẳng định mình là một "thần đồng" trong lĩnh vực ngân hàng. Và cuối cùng, ông tự thành lập cả ngân hàng của riêng mình ở Brazil, khi mới 24 tuổi.

Nhiều năm trôi qua, công việc của Edmond vẫn suôn sẻ. Ông tích lũy được cho mình một khối tài sản mà cả thế giới mơ ước.

Trong khi đó, vợ ông cũng là một người phụ nữ giàu có. Lily Safra sinh ra là Lily Watkins ở Brazil vào năm 1934. Cha của bà là một nhà sản xuất vật liệu làm đường sắt ở Mesquita. Năm 17 tuổi, Lily Watkins chuyển đến Montevideo (Uruguay) và kết hôn với một người đàn ông tên Mario Cohen. Cuộc hôn nhân của họ kết thúc chóng vánh với 3 đứa con chung. Sau đó bà trở về Rio de Janeiro.

Năm 1965, bà kết hôn một lần nữa, lần này là Alfredo Monteverde, người sở hữu chuỗi cửa hàng thiết bị Pinto Frio. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 4 năm khi Monteverde, người chẳng may mắc chứng rối loạn lưỡng cực, tự sát vào năm 1969.

3 năm sau, Lily kết hôn với Samuel Bendahan. 1 năm sau, họ ly hôn. Năm 1976, bà kết hôn với người chồng thứ 4 và cũng là người chồng cuối cùng, Edmond Safra, từng là nhân viên ngân hàng làm việc cho người chồng thứ 2 quá cố của bà.

Siêu biệt thự xa hoa đắt giá nhất lịch sử - Ảnh 5.

Edmond và Lily Safra.

Edmond và Lily Safra chung sống hạnh phúc cho đến khi cái chết chia lìa họ vào năm 1999. Ông chết trong một vụ cháy căn hộ do y tá gây ra.

Lily Safra được thừa kế tài sản của chồng.

Trong những năm chung sống, cặp đôi này sở hữu nhiều bất động sản trên khắp thế giới, bao gồm một căn hộ áp mái ở Monaco, cách Villa La Leopolda 16 km. Nhưng siêu biệt thự Villa La Leopolda mới thực sự trở thành niềm tự hào và niềm vui sau khi họ mua nó vào năm 1987.

Mặc dù được biết đến là người coi trọng sự riêng tư và tránh xa tầm mắt của công chúng, Edmond Safra thường xuyên chào đón những vị khách VIP đến Villa La Leopolda. Tất nhiên, đó đều là những bữa tiệc xa hoa, hoành tráng. Vợ chồng nhà Safra thường tổ chức bữa tiệc vào thứ Sáu và sau đó là một bữa tiệc khác vào thứ Hai đầu tuần chỉ để tiếp đãi các vị khách mời.

Siêu biệt thự xa hoa đắt giá nhất lịch sử - Ảnh 6.

Theo báo cáo, những vị khách nữ được tặng những chiếc hộp tráng men trang trí công phu có hình chân dung biệt thự. Thức ăn được sắp xếp bởi đầu bếp nổi tiếng, Roger Verge, của Moulin de Mougins. Edmond Safra thường biểu diễn cùng nhạc trưởng người Brazil Sergio Mendes và dàn nhạc của ông, nghệ sĩ dương cầm David Wood và nhóm tứ tấu.

Mất trắng hơn 1.200 tỷ đồng vẫn không được sở hữu

Lily Safra sở hữu Villa La Leopolda cho đến khi bà qua đời vào ngày 9 tháng 7 năm 2022 ở tuổi 87. Siêu biệt thự 11 phòng ngủ và 14 phòng tắm này từng được đồn là thuộc sở hữu của tỷ phú Bill Gates.

Nhưng cũng có thông tin rằng tỷ phú Mikhail Prokhorov, người đàn ông giàu thứ 2 của Nga, đã mất trắng 53 triệu đô la (tương đương hơn 1.200 tỷ đồng) khi cố gắng mua siêu biệt thự Villa La Leopolda.

Theo đó, vào giữa những năm 2000, "ông trùm niken" người Nga, Mikhail Prokhorov, cuối cùng đã thuyết phục được bà Lily Safra bán siêu biệt thự cho mình. Trước đó, đã vài lần ông ngỏ ý muốn mua Villa La Leopolda nhưng bà Lily Safra không bán.

Siêu biệt thự xa hoa đắt giá nhất lịch sử - Ảnh 7.

Chân dung tỷ phú người Nga Mikhail Prokhorov.

Và rồi tỷ phú ăn chơi 44 tuổi đã đặt cọc 10% để mua lại Villa La Leopolda. Đó là một khoản tiền đáng kinh ngạc là 53 triệu đô la. Mức giá 530 triệu USD của Villa La Leopolda đã phá kỷ lục vào thời điểm đó, khiến nó trở thành siêu biệt thự đắt nhất thế giới.

Sau đó, vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến Prokhorov lao đao, ông đã rút lui khỏi thương vụ mua bán này mà không thể lấy lại tiền cọc. Một tòa án Pháp đã phán quyết rằng ông không được rút lại cọc theo hợp đồng. Nhưng khi ấy, với khối tài sản ước tính là 17,85 tỷ đô la (gần 424 nghìn tỷ đồng), việc mất 53 triệu đô la tiền cọc dường như không "thấm" vào đâu so với khối tài sản của tỷ phú Prokhorov.

Sau đó, bà Lily Safra cuối cùng đã quyên góp 53 triệu đô la tiền cọc đó cho các tổ chức từ thiện trên thế giới.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm