Tài chính

"Ông lớn" BIDV lãi cao thứ hai hệ thống, kinh doanh khác lãi đột biến hơn 1.200 tỷ đồng

Tóm tắt:
  • BIDV lãi trước thuế 7.413 tỷ đồng trong quý I/2025, tạm đứng thứ hai toàn ngành.
  • Lợi nhuận sau thuế đạt 5.955 tỷ đồng, tăng 0,7% so với năm trước.
  • Thu nhập ngoài lãi tăng gần 9%, chủ yếu từ chứng khoán và hoạt động kinh doanh khác.
  • Tổng tài sản tăng 3,5% lên gần 2,86 triệu tỷ đồng, nhưng nợ xấu tăng 37,4%.
  • Chi phí nhân viên tăng và tỷ lệ nợ xấu của BIDV đạt 1,89%.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.413 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của BIDV là 5.955 tỷ đồng, tăng 0,7%.

Với kết quả trên, BIDV tạm thời là ngân hàng có lợi nhuận cao thứ hai toàn ngành trong quý đầu năm (Vietcombank và Agribank chưa công bố báo cáo tài chính), đứng sau MB và dẫn trước Techcombank, VietinBank. Đây cũng là quý có lợi nhuân cao thứ 4 trong lịch sử của BIDV.

 

Thu nhập lãi thuần của BIDV tăng 3% khi mức tăng thêm của thu nhập lãi tăng trội hơn so với chi phí lãi. Đồng thời, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng trưởng gần 9%, mang về 3.953 tỷ đồng nhờ chứng khoán kinh doanh, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần và hoạt động kinh doanh khác tích cực.

Cụ thể, lãi thuần chứng khoán kinh doanh đạt 214 tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần thu về 125 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh khác mang về khoản lãi 1.216 tỷ đồng, tăng 143% so với cùng kỳ. 

Ngoài ra, chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận kết quả tương đối khả quan khi thu hẹp còn lỗ chỉ còn 5 tỷ đồng trong quý I, trong khi cùng kỳ lỗ 291 tỷ đồng. Theo thuyết minh, trong quý I/2025, BIDV đã chi gần 5 tỷ để dự phòng chứng khoán đầu tư, trong khi cùng kỳ năm ngoái con số này lên tới 291 tỷ đồng. 

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 9,1%, đạt 1.539 tỷ đồng, còn lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm hơn 41%, từ 1.465 tỷ xuống còn 864 tỷ đồng.

 

Trong quý I, tổng thu nhập hoạt động của BIDV tăng 4,2%, trong khi đó tổng chi phí lại tăng 9,5%, do đó thu hẹp lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 1,8%, đạt 11.992 tỷ đồng. Chi phí hoạt động của BIDV đi lên chủ yếu do tăng chi cho nhân viên.

Bên cạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro tăng thêm 4,3%, kéo theo lợi nhuận quý I của BIDV đi ngang so với cùng kỳ. 

 

Tổng tài sản của ngân hàng BIDV đạt gần 2,86 triệu tỷ đồng vào cuối quý I, tăng 3,5% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng thêm 2,5%, đạt số dư hơn 2,1 triệu tỷ đồng. Dự phòng rủi ro cũng tăng thêm gần 1,6%.

Số dư nợ xấu của BIDV tăng 37,4%, lên mức 39.909 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu của BIDV đã tăng 0,48 điểm % lên mức 1,89%. Tiền gửi khách hàng tăng 1,2% so với đầu năm, đạt gần 1,98 triệu tỷ đồng.

Tính đến cuối quý I, BIDV có 29.352 nhân viên, tăng 354 người so với đầu năm. Trung bình, chi phí cho mỗi nhân viên là 37,4 triệu đồng/tháng, cải thiện gần 8% so với cùng kỳ năm trước.

Các tin khác

CADIVI – 50 năm cùng Việt Nam vươn cao

Năm 2025, Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) tự hào bước vào cột mốc quan trọng: 50 năm hình thành và phát triển. Đây là hành trình dài nửa thế kỷ, không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên của một thương hiệu, mà còn là hành trình của niềm tin, khát vọng và tầm nhìn không ngừng mở rộng. Từ một xưởng sản xuất nhỏ bé vào tháng 10/1975, CADIVI đã trở thành tên tuổi hàng đầu trong ngành dây và cáp điện tại Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên trường quốc tế.

La Pura - Mang đến cuộc sống đầy đủ tiện nghi

La Pura là những dự án nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Sở hữu không gian sống xanh cùng hệ thống tiện ích hiện đại, La Pura hứa hẹn sẽ mang đến cho cư dân cuộc sống đẳng cấp. Golden Land tự hào là đối tác đáng tin cậy đồng hành cùng bạn tìm kiếm căn hộ La Pura phù hợp.

Thương chiến Mỹ - Trung: Cơ hội và thách thức mới cho nhóm ngành xuất khẩu Việt Nam

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang khi Mỹ áp thuế mạnh tay với hàng hóa Trung Quốc. Dưới góc nhìn của nhà phân tích Yuanta, cuộc chiến thuế quan này chưa có bên nào chiếm thế thượng phong, nhưng đang mở ra những cơ hội xen lẫn rủi ro mới cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các nhóm ngành sản xuất và xuất khẩu.