Xã hội

Thương chiến Mỹ - Trung: Cơ hội và thách thức mới cho nhóm ngành xuất khẩu Việt Nam

Tóm tắt:
  • Mỹ áp thuế mạnh lên hàng hóa Trung Quốc, khiến căng thẳng thương mại leo thang.
  • Việt Nam có cơ hội mở rộng xuất khẩu và thu hút FDI từ dòng dịch chuyển của Trung Quốc.
  • Trung Quốc chuyển hướng thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đầu tư công, mở rộng thâm hụt ngân sách.
  • Các ngành xuất khẩu Việt Nam và du lịch hưởng lợi từ tiêu dùng Trung Quốc tăng hoặc cạnh tranh gia tăng Mỹ.
  • Việt Nam cần duy trì trung lập và minh bạch để tận dụng cơ hội, tránh rủi ro từ kiểm tra và thuế chống lẩn tránh.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân tại Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), báo cáo mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy Trung Quốc đang chịu sức ép lớn hơn Mỹ, khi phải tung ra các gói hỗ trợ tài khóa để thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đối phó với áp lực giảm phát.

Trong khi đó, Mỹ vẫn chưa sử dụng đến các biện pháp kích thích mạnh, dù phải đối mặt với rủi ro lạm phát. IMF cũng nhận định không có nền kinh tế lớn nào rơi vào suy thoái, nhưng các nước xuất khẩu phụ thuộc – trong đó có Việt Nam – sẽ chịu tác động đáng kể từ biến động toàn cầu.

Từ thực tế đó, các quốc gia trong khu vực ASEAN, bao gồm Việt Nam, đã chủ động thương lượng với Mỹ để giữ vị thế trung lập, tránh bị cuốn vào vòng xoáy thuế quan.

Về phía Trung Quốc, chính phủ nước này đang chuyển hướng chiến lược sang thúc đẩy tiêu dùng trong nước, thay vì chỉ dựa vào mô hình tăng trưởng xuất khẩu như trước đây.

Dự kiến, Bắc Kinh sẽ gia tăng đầu tư công, mở rộng thâm hụt ngân sách và hỗ trợ tín dụng để thúc đẩy tiêu dùng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và công nghệ cao.

 Tác động của thuế quan đến tăng trưởng và lạm phát tại Mỹ và Trung Quốc (2025–2026). (Nguồn: IMF, YSVN).

Xuất khẩu, nông nghiệp, công nghệ: Cơ hội từ làn sóng dịch chuyển

Nhà phân tích cho rằng, nếu Mỹ duy trì lập trường áp thuế nặng với Trung Quốc và tìm kiếm nguồn cung thay thế, Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh rõ rệt ở một số nhóm ngành.

Cụ thể, nhóm sản xuất xuất khẩu như dệt may, đồ gỗ, điện tử tiêu dùng, nhựa, cao su, kim loại gia công và máy tính có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị phần, khi nhu cầu tại Mỹ cần được bù đắp bằng các đối tác ngoài Trung Quốc.

Không chỉ vậy, Việt Nam còn có thể hưởng lợi từ dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc, nhất là các nhà máy cần “né thuế”.

Điều này không chỉ giúp tăng quy mô sản xuất, mà còn góp phần hiện đại hóa dây chuyền, cải thiện năng suất cho các ngành truyền thống.

Trong khi đó, nhóm ngành nông nghiệp, dịch vụ giá rẻ và du lịch cũng đứng trước triển vọng tích cực khi Trung Quốc tăng chi tiêu nội địa.

Người tiêu dùng Trung Quốc giàu có hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu với các sản phẩm nông sản chất lượng, dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng ngoài biên giới – trong đó Việt Nam là điểm đến có lợi thế địa lý và chi phí cạnh tranh.

Ông Nguyễn Thế Minh. (Ảnh: VietnamBiz).

Ngoài ra, xu hướng siết nhập cư tại Mỹ khiến Trung Quốc thiếu hụt lao động công nghệ, mở ra cơ hội cho nguồn nhân lực chất lượng cao từ Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Minh cũng cảnh báo rằng kịch bản thuận lợi chỉ xảy ra nếu Việt Nam giữ được vị thế trung lập và minh bạch trong xuất xứ hàng hóa.

Ngược lại, nếu Mỹ tăng cường giám sát các nước có tăng trưởng xuất khẩu đột biến, yêu cầu nội địa hóa cao hơn, Việt Nam có thể rơi vào kịch bản trung lập hoặc bất lợi.

Khi đó, các ngành xuất khẩu sẽ đối mặt với nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh thuế, hoặc thậm chí chịu thuế đối ứng nếu không chứng minh được độc lập sản xuất.

Cuối cùng, chuyên gia Yuanta nhận định rằng trong ngắn hạn, chính Mỹ sẽ là bên nôn nóng nhất trong cuộc chiến này do chịu sức ép lạm phát khi giá hàng hóa thế giới tăng cao.

Các tin khác

CADIVI – 50 năm cùng Việt Nam vươn cao

Năm 2025, Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) tự hào bước vào cột mốc quan trọng: 50 năm hình thành và phát triển. Đây là hành trình dài nửa thế kỷ, không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên của một thương hiệu, mà còn là hành trình của niềm tin, khát vọng và tầm nhìn không ngừng mở rộng. Từ một xưởng sản xuất nhỏ bé vào tháng 10/1975, CADIVI đã trở thành tên tuổi hàng đầu trong ngành dây và cáp điện tại Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên trường quốc tế.

La Pura - Mang đến cuộc sống đầy đủ tiện nghi

La Pura là những dự án nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Sở hữu không gian sống xanh cùng hệ thống tiện ích hiện đại, La Pura hứa hẹn sẽ mang đến cho cư dân cuộc sống đẳng cấp. Golden Land tự hào là đối tác đáng tin cậy đồng hành cùng bạn tìm kiếm căn hộ La Pura phù hợp.