KH - Công Nghệ

Nhật Bản - Việt Nam hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ cao

Tóm tắt:
  • Việt Nam và Nhật Bản tăng cường hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ cao, nhằm khắc phục thiếu hụt kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn, AI, tự động hóa.
  • Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba thăm trường Đại học Việt Nhật, ghi nhận nỗ lực phát triển chương trình đào tạo chuyên sâu.
  • Ông kỳ vọng trường đóng góp vào nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao và hỗ trợ đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn, tự động hóa.
  • Nhu cầu kỹ sư công nghệ Việt Nam dự kiến thiếu khoảng 150.000-200.000 năm 2025, đặc biệt trong công nghệ thông tin và thiết kế vi mạch.
  • Giải pháp cần mở rộng đào tạo theo hướng nghiên cứu và thực tiễn, để bắt kịp đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp toàn cầu.
  • --

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tới thăm trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội - một trong những biểu tượng giáo dục tiêu biểu cho mối quan hệ hợp tác song phương.

Hợp tác Việt - Nhật: Cơ hội và thách thức

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tới thăm trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tới thăm trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn.

Tại sự kiện, Thủ tướng Ishiba ghi nhận những nỗ lực của trường Đại học Việt Nhật trong việc phát triển chương trình đào tạo ở các lĩnh vực then chốt như Công nghệ Kỹ thuật Chip Bán dẫn, Điều khiển Thông minh và Tự động hóa, Đổi mới và Phát triển Toàn cầu. Ông bày tỏ kỳ vọng: "Tôi mong trường sẽ tiếp tục đóng góp vào việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam và thúc đẩy hợp tác công nghệ Việt - Nhật."

Thủ tướng Ishiba Shigeru nhất trí hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Thủ tướng Ishiba Shigeru nhất trí hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Cam kết này cũng được tái khẳng định trong cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Ishiba và Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra cùng ngày. Thủ tướng Ishiba Shigeru nhất trí hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong ngành công nghiệp bán dẫn - lĩnh vực được xem là "xương sống" của nền công nghiệp tương lai.

Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba cùng cam kết hỗ trợ đào tạo nhân lực công nghệ cao, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Việc đẩy nhanh xây dựng các chương trình đào tạo chip bán dẫn, tự động hóa, chuyển đổi số chuẩn quốc tế, sẽ là những bước đi thiết thực.

Đón tiếp Thủ tướng Nhật Bản đến thăm, GS.TS Lê Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - nhấn mạnh, nền tảng hợp tác lâu dài trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ tiên tiến giữa đại học và các đối tác Nhật Bản sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt trong các ngành mũi nhọn như Công nghiệp bán dẫn, Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh và Nông nghiệp Công nghệ cao, góp phần đào tạo nhân tài cho Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam.

Áp lực hiện hữu: Thị trường lao động công nghệ Việt Nam khát nhân tài

Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt lớn nhân lực công nghệ cao, đặc biệt trong ngành bán dẫn, AI, tự động hóa và chuyển đổi số. Dự kiến năm 2025, chỉ riêng lĩnh vực công nghệ thông tin đã thiếu từ 150.000 - 200.000 kỹ sư.

Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt lớn nhân lực công nghệ cao.

Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt lớn nhân lực công nghệ cao.

Trong ngành thiết kế vi mạch, nhu cầu kỹ sư đang tăng trưởng ở mức hai con số mỗi năm. Tuy nhiên, theo một đại diện doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam, nguồn cung hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu thực tế. "Mỗi năm, chúng tôi cần hàng trăm kỹ sư vi mạch, nhưng số lượng ứng viên đạt chuẩn còn quá ít".

Sự thiếu hụt này không chỉ đơn thuần về số lượng, mà còn là khoảng cách lớn về kỹ năng. Các doanh nghiệp đang tìm kiếm những kỹ sư không chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn có năng lực đổi mới sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, tư duy toàn cầu - những yếu tố cần được đào tạo bài bản hơn nữa trong nhiều mô hình giáo dục truyền thống tại Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, để giải bài toán thiếu hụt nhân lực công nghệ chất lượng cao, nỗ lực từ một vài trường tiên phong là chưa đủ. Chị Nguyễn Khánh Linh, chuyên gia phát triển tại Google, nhận định: "Nếu không thay đổi mô hình đào tạo trên diện rộng từ đào tạo đại trà sang đào tạo theo hướng nghiên cứu, dự án thực tế và đổi mới sáng tạo, Việt Nam sẽ lỡ nhịp trong cuộc đua công nghệ toàn cầu."

Các tin khác

CADIVI – 50 năm cùng Việt Nam vươn cao

Năm 2025, Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) tự hào bước vào cột mốc quan trọng: 50 năm hình thành và phát triển. Đây là hành trình dài nửa thế kỷ, không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên của một thương hiệu, mà còn là hành trình của niềm tin, khát vọng và tầm nhìn không ngừng mở rộng. Từ một xưởng sản xuất nhỏ bé vào tháng 10/1975, CADIVI đã trở thành tên tuổi hàng đầu trong ngành dây và cáp điện tại Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên trường quốc tế.

Dời lịch điều hành giá xăng dầu sang ngày 5/5

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) có công văn thông báo thay đổi thời gian điều hành giá xăng dầu vào thứ Năm (ngày 1/5) như thông lệ.