Xã hội

"Ông chủ" Vàng Phú Cường vận chuyển trái phép 9.500 tỉ qua biên giới ra sao?

Tóm tắt:
  • Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường bị cáo buộc vận chuyển trái phép gần 9.500 tỉ đồng qua biên giới.
  • TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Phương cùng các đồng phạm.
  • Ngoài Phương, Đinh Thị Diệu Thúy cũng bị truy tố về các tội danh liên quan.
  • Cáo trạng cho biết các bị cáo đã thực hiện 148 lượt chuyển tiền trái phép ra nước ngoài.
  • Tổng số tiền chuyển nhượng lên tới 425,1 triệu USD, tương đương gần 9.500 tỉ đồng.

Ngày 21.4, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty cổ phần Vàng Phú Cường, về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

- Ảnh 1. Bị cáo Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty cổ phần Vàng Phú Cường

Bị cáo Nguyễn Ngọc Phương

ẢNH: PHÚC BÌNH

Cùng vụ án, bị cáo Đinh Thị Diệu Thúy, Giám đốc nhân sự Công ty Lotte P&D Việt Nam, bị truy tố tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới và làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Ngoài ra, 11 bị cáo khác bị viện kiểm sát cáo buộc về các hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hoặc vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

 - Ảnh 2.

Số tiền vận chuyển trái phép qua biên giới trong vụ án này lên tới gần 9.500 tỉ đồng

ẢNH: PHÚC BÌNH

Hồ sơ vụ án cho thấy, từ năm 2014 - 2018, bị cáo Phương thành lập nhiều doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài với mục đích hợp thức vốn vay ngân hàng, thanh toán quốc tế, chuyển tiền ra nước ngoài.

Trong đó, 7 doanh nghiệp trong nước gồm: Công ty cổ phần Vàng Phú Cường, Công ty TNHH DPC Hà Nội, Công ty cổ phần Giá Diệp, Công ty cổ phần quốc tế Lăng Nguyên, Công ty TNHH chuyển giao khoa học và công nghệ quốc tế DPC, Công ty cổ phần đầu tư thương mại Aqua-com, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển dự án Đông Đô.

3 doanh nghiệp tại Hồng Kông gồm: Công ty Louis Alliance Company Limited, International Trading HongKong Limited, Global Trading Service Limited.

Cơ quan tiến hành tố tụng cáo buộc, bị cáo Phương đã chỉ đạo nhân viên lập khống các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giữa các doanh nghiệp ở trong nước với 3 doanh nghiệp ở Hồng Kông. Nhóm này còn có hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp ở trong nước với nhau.

Thông qua các hợp đồng khống nêu trên, bị cáo chỉ đạo chuyển tiền ra nước ngoài qua 3 ngân hàng lớn trong nước, đổ vào tài khoản của 3 công ty ở Hồng Kông.

 - Ảnh 3.

Các bị cáo tại tòa, sáng 21.4

ẢNH: PHÚC BÌNH

Cáo trạng cho thấy, sau khi trao đổi và thống nhất chủ trương vay vốn tại các ngân hàng, Phương giao cấp dưới làm việc trực tiếp với cán bộ ngân hàng để làm hồ sơ, lên phương án lập khống hồ sơ rồi chuyển tiền ra nước ngoài.

Một trong những bị cáo giúp sức tích cực cho bị cáo Phương là Đinh Thị Diệu Thúy. Để hợp thức hồ sơ nhập khẩu, bị cáo Thúy còn làm giả hồ sơ hải quan nộp cho ngân hàng.

Kết quả điều tra đến nay xác định các bị cáo đã thực hiện 148 lượt chuyển tiền trái phép ra nước ngoài với tổng số tiền hơn 214,1 triệu USD, tương đương hơn 4.719 tỉ đồng.

Bị cáo Phương còn bị cáo buộc chuyển tiền trái phép từ nước ngoài về Việt Nam bằng cách dùng 3 doanh nghiệp ở Hồng Kông chuyển tiền vào các tài khoản ngoại tệ của cá nhân hoặc công ty trong nước.

Cơ quan công tố xác định tổng số tiền chuyển về các tài khoản ngoại tệ ở trong nước là 212 triệu USD, tương đương hơn 4.773 tỉ đồng.

Tiếp đó, Giám đốc Công ty Phú Cường chỉ đạo rút ngoại tệ, quy đổi sang tiền VNĐ, dùng để trả nợ các khoản vay ngân hàng đến hạn và kinh doanh, chi tiêu cá nhân.

Tổng hợp cả 2 chiều chuyển tiền, bị cáo Phương bị cáo buộc cầm đầu thực hiện chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (từ Việt Nam sang Hồng Kông và từ Hồng Kông về Việt Nam) với tổng số 425,1 triệu USD, tương đương gần 9.500 tỉ đồng.

Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

Ngân hàng Lộc Phát ra mắt thương hiệu LPBank Priority và thẻ LPBank Visa Signature

Việc ra mắt thương hiệu LPBank Priority cùng dòng thẻ tín dụng quốc tế cao cấp LPBank Visa Signature là cột mốc quan trọng trong chiến lược kinh doanh của LPBank, hướng tới cung cấp các dịch vụ tài chính chuyên biệt, cá nhân hóa, tạo nên hệ sinh thái đặc quyền dành riêng cho từng nhóm khách hàng mục tiêu.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Cơ hội của chứng khoán Việt Nam trước bước ngoặt nâng hạng và hệ thống công nghệ mới

Tại hội thảo đầu tư mới đây với chủ đề “From Asia to Vietnam - Kết nối tầm nhìn châu Á, Tạo lập Kỷ nguyên Thịnh vượng”, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận định tích cực về triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang chuẩn bị cho những thay đổi mang tính chiến lược. Đó là kỳ vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi và triển khai hệ thống giao dịch mới.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ kêu gọi chấm dứt chiến tranh thương mại, cảnh báo sẵn sàng đáp trả

Phát biểu tại một sự kiện ở Washington, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong (Xie Feng) kêu gọi chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cảnh báo Trung Quốc sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp đáp trả nếu Mỹ tiếp tục leo thang.