Xã hội

Hà Nội còn 126 xã, phường, giảm 400 đơn vị

Tóm tắt:
  • HĐND Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giảm còn 126 xã, phường.
  • Quá trình thực hiện tuân thủ đúng quy trình, có sự đồng thuận của 97,36% cử tri về phương án.
  • Trong 126 đơn vị, 30 xã, phường giữ tên các quận, huyện hiện tại; số còn lại đổi tên mới.
  • Cửa Nam là đơn vị nhỏ nhất diện tích, còn Ba Vì lớn nhất, dân số gần 40.000 người.
  • Đề án mục tiêu tạo sự hợp nhất, tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính.

Ngày 29.4, HĐND TP.Hà Nội đã tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để quyết nghị những nội dung thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố.

HĐND thành phố 'chốt' Hà Nội còn 126 xã, phường- Ảnh 1.

Các đại biểu HĐND TP.Hà Nội bấm nút thông qua nghị quyết

ẢNH: NGUYỄN HỢP

Theo nghị quyết, sau khi sắp xếp, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường mới, giảm 400 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện tại.

Theo báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội, quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội đã tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định. Theo đó, Ban Pháp chế thống nhất cao với nội dung phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội do UBND thành phố trình.

Về kết quả lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình về tên gọi, số lượng xã phường tại Hà Nội, Ban Pháp chế cho biết UBND TP.Hà Nội đã hướng dẫn các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn thực hiện đúng các quy định về thực hiện lấy ý kiến cử tri theo hướng dẫn.

Kết quả lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp thể hiện hơn 2 triệu số phiếu đồng ý, tỷ lệ 97,36%. Ý kiến cử tri hộ gia đình về tên gọi dự kiến đơn vị sau sắp xếp đạt gần 2 triệu phiếu đồng ý, tỷ lệ 96,28%; có 38 xã đạt tỷ lệ 100%.

Tuy nhiên vẫn còn 2,41% số cử tri đại diện hộ gia đình không đồng ý với phương án về tên gọi của đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Theo đề án sắp xếp, trong 126 đơn vị hành chính mới có 30 xã, phường mới mang tên các quận, huyện, thị xã hiện tại, gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, Sơn Tây.

Ngoài ra, cũng có nhiều đơn vị hành chính được đặt tên mới, là: Hồng Hà, Từ Liêm, Nội Bài, Quảng Oai, Cẩm Đà, Ô Diên, Thọ Lão, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh, Thuận An, Ứng Thiên, Hòa Xá, Dương Hòa, Thượng Phúc, Nam Phù, Đại Thanh, Phúc Sơn, Phúc Lộc, Kiều Phú, Đa Phúc, Kim Anh, Tùng Thiện, Đoài Phương, Tây Phương, Hòa Lạc, Yên Xuân…

Về diện tích, sau sắp xếp thì Cửa Nam là đơn vị hành chính mới có diện tích nhỏ nhất là 1,65 km2; được lấy từ toàn bộ diện tích tự nhiên các phường: Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh (Q.Hoàn Kiếm) và một phần diện tích các phường: Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền (Q.Hoàn Kiếm); Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du (Q.Hai Bà Trưng). Cửa Nam có dân số là 65.667 người.

Ba Vì là đơn vị mới có diện tích lớn nhất là 81,29 km2, được lấy từ toàn bộ diện tích các xã: Ba Vì, Khánh Thượng và một phần diện tích xã Minh Quang (H.Ba Vì). Sau sắp xếp, Ba Vì có quy mô dân số gần 40.000 người.

Các tin khác

CADIVI – 50 năm cùng Việt Nam vươn cao

Năm 2025, Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) tự hào bước vào cột mốc quan trọng: 50 năm hình thành và phát triển. Đây là hành trình dài nửa thế kỷ, không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên của một thương hiệu, mà còn là hành trình của niềm tin, khát vọng và tầm nhìn không ngừng mở rộng. Từ một xưởng sản xuất nhỏ bé vào tháng 10/1975, CADIVI đã trở thành tên tuổi hàng đầu trong ngành dây và cáp điện tại Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên trường quốc tế.

Đeo đai nịt bụng có giảm mỡ sau sinh?

Tôi vừa sinh con, bụng không khác gì đang có bầu. Đeo đai nịt bụng ngay sau sinh có giúp giảm mỡ bụng không? (Thu Hòa, 28 tuổi, Quảng Ninh)

Hàng chục bệnh tật đến từ đồ uống nhiều người mê

Người Việt trung bình tiêu thụ 70 lít đồ uống có đường mỗi năm, tương đương 1,3 lít/tuần/người. Liên tục sử dụng thức uống này dẫn tới nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch.

Nghỉ lễ 30/4 -1/5 có được thưởng?

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 luôn là dịp lễ được người lao động mong đợi, không chỉ để nghỉ ngơi mà còn kỳ vọng về những khoản thưởng từ doanh nghiệp, cơ quan.

Đường trong nước ngọt - "sát thủ thầm lặng": Bộ Y tế thúc đẩy áp thuế đặc biệt

Mỗi người không nên tiêu thụ quá 50gr đường mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ một lon nước ngọt đã chứa tới 40gr đường, gần bằng lượng khuyến cáo tối đa”. Theo thống kê, mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam đã tăng gấp 4 lần so với năm 2009, hiện đạt trung bình khoảng 70 lít/người/năm, tương đương 1,3 lít mỗi tuần.