Sức khỏe

Hàng chục bệnh tật đến từ đồ uống nhiều người mê

Tóm tắt:
  • Người Việt tiêu thụ trung bình 70 lít đồ uống có đường mỗi năm, gây nguy cơ bệnh lý.
  • Đồ uống có đường là nguồn cung cấp đường lớn, chiếm 25% lượng đường ở người lớn và 40% ở thanh thiếu niên.
  • Sử dụng liên tục làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa và bệnh tim mạch.
  • Các chuyên gia khuyến nghị cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn 40% để giảm tiêu dùng đồ uống có đường.
  • 104 quốc gia đã áp dụng thuế với đồ uống có đường, giúp cải thiện sức khỏe và giảm tỷ lệ béo phì.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức.

Theo bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), đồ uống là nguồn cung cấp đường lớn nhất trong chế độ ăn, đóng góp 25% lượng đường tiêu thụ tự do ở người lớn và 40% lượng tiêu thụ ở thanh thiếu niên. Đường dạng lỏng trong thức uống này hấp thụ trực tiếp vào máu và gan chuyển hóa rất nhanh, dẫn đến dư thừa năng lượng.

Từ năm 2009-2023, người dân Việt Nam tiêu thụ đồ uống có đường tăng gấp 4 lần. Trung bình 1 người tiêu thụ 70 lít đồ uống có đường/năm, tương đương 1,3 lít trong 1 tuần. 

Trẻ sử dụng đồ uống có đường dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì. Tình trạng này cao hơn khi trẻ 5 tuổi. Theo ước tính, mỗi ngày uống 100ml tăng nguy cơ thừa cân, béo phì lên 1,2 lần ở tuổi lên 6; 1 lon/ngày sẽ 60% tăng nguy cơ béo phì trong 1,5 năm. Người lớn uống 1 lon/ngày trong vòng một năm tăng 6,75kg cân nặng.

Phó giáo sư Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, liên tục sử dụng đồ uống có đường thì nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa, tim mạch, sâu răng, bệnh lý thận - tiết niệu, các bệnh lý đường tiêu hóa, ung thư, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não và sa sút trí tuệ gia tăng.

dinh thu thuy.png
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: BTC.

Bà Mai đề nghị cần có biện pháp đồng bộ để kiểm soát tiêu thụ các sản phẩm đồ uống có đường như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, kiểm soát cả quảng cáo và truyền thông đến người tiêu dùng… Tăng cường cho trẻ uống nước tự nhiên, hạn chế sản phẩm chứa đường, giảm chế biến món ăn có đường, đọc nhãn thực phẩm trước khi dùng...

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng xây dựng chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường không phải là vấn đề tài chính mà là biện pháp y tế cộng đồng khẩn cấp.

Bà Thủy khẳng định, thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ giúp giảm tiêu dùng mà còn đóng vai trò như một lá chắn y tế nhằm giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ ngân sách quốc gia khỏi những tổn thất do bệnh tật kéo dài gây ra.

Mặc dù cơ quan chức năng đã đề xuất lộ trình áp thuế từ năm 2027 (8%) và nâng lên 10% từ năm 2028, song WHO và các chuyên gia khuyến nghị mức thuế nên đạt ít nhất 40% để thực sự tạo ra thay đổi hành vi tiêu dùng. Tại nhiều quốc gia, mức thuế này đã giúp giảm đáng kể lượng tiêu thụ nước ngọt, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến sản phẩm theo hướng lành mạnh hơn.

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức y tế toàn cầu đều đã đưa ra lập trường rõ ràng rằng, thuế với đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả, ít tốn kém nhất để phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Tính đến năm 2023, đã có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thuế đối với loại thức uống này, tăng gần gấp ba lần so với năm 2009. Trong khu vực ASEAN, 6 nước đã đi trước Việt Nam gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines, Lào, Campuchia và Brunei.

Hầu hết các nước đều ghi nhận hiệu quả rõ rệt sau một thời gian ngắn áp dụng. Theo đó, người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn ít đường hơn, tỷ lệ béo phì ở trẻ giảm, và doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi bằng cách đổi mới công thức sản phẩm.

Các tin khác

CADIVI – 50 năm cùng Việt Nam vươn cao

Năm 2025, Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) tự hào bước vào cột mốc quan trọng: 50 năm hình thành và phát triển. Đây là hành trình dài nửa thế kỷ, không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên của một thương hiệu, mà còn là hành trình của niềm tin, khát vọng và tầm nhìn không ngừng mở rộng. Từ một xưởng sản xuất nhỏ bé vào tháng 10/1975, CADIVI đã trở thành tên tuổi hàng đầu trong ngành dây và cáp điện tại Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên trường quốc tế.

Nghỉ lễ 30/4 -1/5 có được thưởng?

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 luôn là dịp lễ được người lao động mong đợi, không chỉ để nghỉ ngơi mà còn kỳ vọng về những khoản thưởng từ doanh nghiệp, cơ quan.

Đường trong nước ngọt - "sát thủ thầm lặng": Bộ Y tế thúc đẩy áp thuế đặc biệt

Mỗi người không nên tiêu thụ quá 50gr đường mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ một lon nước ngọt đã chứa tới 40gr đường, gần bằng lượng khuyến cáo tối đa”. Theo thống kê, mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam đã tăng gấp 4 lần so với năm 2009, hiện đạt trung bình khoảng 70 lít/người/năm, tương đương 1,3 lít mỗi tuần.

5 điều cần tránh trước khi đi bộ vào buổi sáng

Đi bộ buổi sáng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường miễn dịch, giảm cân. Tuy nhiên, một số sai lầm phổ biến có thể làm giảm hiệu suất vận động và tăng nguy cơ chấn thương.

Trang trọng hội nghị chiến lược kinh doanh năm 2025 của Hanwha Life Việt Nam

Hội nghị chiến lược kinh doanh thường niên được mong đợi nhất trong năm của Hanwha Life Việt Nam đã diễn ra thành công trong 3 ngày từ 15 - 17/4/2025 với hàng loạt chương trình ý nghĩa dành cho các đối tác Tổng đại lý và đội ngũ kinh doanh công ty, đánh dấu bước chuyển mình “Vươn tầm mới – Tới tầm cao” trên toàn hệ thống.