Tài chính

"Đại gia" An Giang công bố loạt quyết định bị phong toả tài khoản và tài sản

Tóm tắt:
  • CTCP Xuất nhập khẩu An Giang gặp khó khăn tài chính do bị phong tỏa tài khoản và tài sản.
  • Chi cục Thi hành án đã ban hành 6 quyết định phong tỏa và tạm dừng quyền sử dụng đất.
  • Angimex đang đối mặt với khoản nợ gần 10 tỷ đồng và nhiều vụ kiện đòi nợ.
  • Công ty ghi nhận lỗ 259 tỷ đồng trong năm 2024, tổng tài sản giảm 16%.
  • Cổ phiếu AGM hiện chỉ còn 1.700 đồng, phản ánh tình hình kinh doanh không khả quan.

Theo thông tin bất thường vừa được CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã: AGM) công bố, doanh nghiệp này đã nhận được quyết định tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản cùng với các quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản.

Cụ thể, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Long Xuyên đã ban hành 6 quyết định liên quan đến Angimex, bao gồm: 

Phong tỏa tài khoản và tài sản của doanh nghiệp tại các ngân hàng;

Tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng đối với 11 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.

Angimex
Loạt quyết định phong toả tài khoản, tài sản của Angimex

Angimex còn liên tục bị các trái chủ khiếu kiện đòi nợ. Trong vụ kiện trái phiếu mới nhất, số nợ mà Angimex đang đối mặt lên tới gần 10 tỷ đồng.

Từng là một "đại gia" trong ngành xuất khẩu gạo, nhưng tình hình kinh doanh của Angimex gần đây lại không mấy khả quan. Năm 2024, áp lực từ các khoản nợ trái phiếu, nợ thuê tài chính và chi phí lãi vay đã đè nặng lên hoạt động tài chính của công ty.

Đáng chú ý, tất cả các mảng kinh doanh chính đều hoạt động không hiệu quả, khiến công ty liên tục thua lỗ. Lỗ lũy kế kéo dài đã bào mòn tài sản và vốn chủ sở hữu, dẫn đến việc Angimex đang âm vốn chủ sở hữu, đối mặt nguy cơ mất khả năng thanh toán và bị kiểm soát đặc biệt.

Angimex cho biết, mặc dù đã tiến hành thanh lý các tài sản không cần thiết hoặc kém hiệu quả, đồng thời cắt giảm chi phí và dồn mọi nguồn lực để khôi phục hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhưng tình hình tài chính vẫn tiếp tục xấu đi.

Nguyên nhân chính là do thiếu hụt vốn lưu động, cùng với áp lực lãi vay rất lớn, đặc biệt từ hai gói trái phiếu đang lưu hành. Ngoài ra, các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, cùng với lỗ từ các công ty liên doanh, liên kết cũng góp phần khiến Angimex ghi nhận khoản lỗ 259 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 18% so với cùng kỳ.

Tổng tài sản của công ty đã giảm 16% so với cùng kỳ, trong khi nợ phải trả tăng 5%, đẩy hệ số nợ trên tổng tài sản lên mức 124%, so với 98% vào cuối năm 2023.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu AGM hiện chỉ còn 1.700 đồng/cổ phiếu (phiên giao dịch ngày 21/4).

Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục

Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục, chạm mốc quan trọng 3.500 USD/ounce. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell.

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

Công ty chứng khoán "kẻ khóc, người cười"

Nhiều công ty chứng khoán vừa công bố báo cáo tài chính quý I năm nay với kết quả phân hóa rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp đạt lợi nhuận ấn tượng, song một số ngược chiều ì ạch, thậm chí thua lỗ.

Cần chấm dứt làm du lịch kiểu "ăn xổi"

Nhiều khách sạn ở TP.Đồng Hới (Quảng Bình) tăng giá dịp lễ từ 20% đến 100%, gây lo ngại về tư duy làm du lịch kiểu "ăn xổi", thiếu bền vững, ảnh hưởng đến hình ảnh địa phương và trải nghiệm của du khách.

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ra sao?

Để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, bạn có thể chọn nộp hồ sơ trực tiếp và trực tuyến. Nếu hồ sơ hợp lệ, hai bên nam nữ có yêu cầu đăng ký kết hôn phải có mặt để đối chiếu thông tin trên giấy chứng nhận kết hôn, khẳng định sự tự nguyện kết hôn, ký tên.

Tin xem nhiều