Chứng khoán

VEFAC tăng vốn điều lệ gấp hơn 6 lần lên 10.000 tỷ đồng, mục tiêu triển khai loạt dự án "khủng"

CTCP Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC - MCK: VEF) vừa công bố tờ trình ĐHĐCĐ về phương án tiến hành đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ nhằm mục đích tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty.

Theo đó, với giá 10.000 đồng/cp, VEFAC sẽ phát hành thêm 852.997.376 cổ phiếu với tỷ lệ 1:5,12 (nghĩa là cổ đông sở hữu một cổ phiếu VEF tại ngày chốt danh sách sẽ được hưởng một quyền mua, và cứ một quyền mua sẽ được mua 5,12 cổ phiếu phát hành thêm), dự kiến nâng vốn điều lệ từ 1.666 tỷ đồng lên 10.196 tỷ đồng.

Về phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành, VEFAC sẽ sử dụng 8.443 tỷ đồng để triển khai thực hiện các dự án: dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, xã Đông Hội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội (6.975 tỷ đồng) và dự án trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia (1.467 tỷ đồng).

VEFAC tăng vốn điều lệ gấp hơn 6 lần lên 10.000 tỷ đồng, mục tiêu triển khai loạt dự án khủng - Ảnh 1.

Phối cảnh Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Vinhomes.

Thời gian thực hiện dự kiến trong vòng một năm kể từ ngày ban hành Nghị quyết ĐHĐCĐ và được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận.

Trước đó năm 2021, Công ty đã nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán nhà nước để đăng ký phát hành cổ phiếu nhằm tăng quy mô vốn điều lệ lên hơn 12.000 tỷ đồng. Song do kế hoạch tài chính của công ty có thay đổi, đồng thời để đáp ứng tỷ lệ vốn chủ sở hữu thực hiện dự án theo quy định, đến tháng 4/2022, doanh nghiệp này thay đổi kế hoạch và đưa ra phương án tăng vốn điều lệ lên hơn 10.000 tỷ đồng.

CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam thành lập nằm 1974, tiền thân là khu triển lãm Giảng Võ, nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế – kỹ thuật của đất nước, các sự kiện văn hóa, xã hội của thủ đô Hà Nội và các Bộ, ngành Trung ương.

Năm 2015, Công ty TNHH MTV Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam hoàn tất cổ phần hoá với vốn điều lệ là 1.666 tỷ đồng. Tập đoàn Vingroup (VIC) hiện là cổ đông lớn nhất của VEFAC (VEF) với tỉ lệ sở hữu 83,32%.

Hiện tại, VEFAC đang là chủ đầu tư của 4 dự án lớn gồm khu đô thị mới Đông Anh (Vinhomes Cổ Loa) tại các xã Xuân Canh, xã Đông Hội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Tổng mức đâu tư dự kiến khoảng 34.879 tỷ đồng, dự kiến sẽ được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2025.

Dự án thứ hai là trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại xã Đông Hội, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 7.336,24 tỷ đồng. Dự án dự kiến sẽ được khởi công từ quý IV/2020 và hoàn thành vào quý III/2024.

Dự án thứ ba là tổ hợp trung tâm dịch vụ thương mại và nhà ở Vinhomes Gallery tại số 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 17.439,81 tỷ đồng.

Dự án thứ tư là khu chức năng đô thị Nam Đại Lộ Thăng Long tại phường Mễ Trì, phường Trung Văn, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 19.089,55 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh năm 2021, doanh thu thuần VEF đạt 6,2 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế tăng hơn 135% lên mức 328 tỷ đồng.

Kết phiên giao dịch ngày 15/4, giá cổ phiếu VEF ở mức 213.000 đồng/cp, tương đương vốn hoá 36.700 tỷ đồng. Cổ phiếu VEF thường thuộc top những cổ phiếu có thị giá cao nhất. Trong năm 2021, VEF từng có thời điểm vượt ngưỡng 270.000 đồng/cp. 

VEFAC tăng vốn điều lệ gấp hơn 6 lần lên 10.000 tỷ đồng, mục tiêu triển khai loạt dự án khủng - Ảnh 2.

Biến động giá cổ phiếu VEF

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Bamboo Capital lên mục tiêu gấp đôi lợi nhuận và muốn huy động 5.000 tỷ đồng năm nay

Đúng như những gì ban lãnh đạo Bamboo Capital đã hé lộ vào cuối tháng 11 năm ngoái, năm nay, tập đoàn xây dựng lộ trình huy động vốn khủng để rót vốn vào các dự án bất động sản, năng lượng tái tạo và đặc biệt là mảng dịch vụ tài chính - một trong các mảng chiến lược mới của tập đoàn.

Đồng Nai thu hồi đất cho 475 dự án

Theo HĐND tỉnh Đồng Nai, trong năm 2022, các địa phương trong tỉnh phải tiến hành thu hồi đất cho khoảng 475 dự án trên các lĩnh vực, trong đó có dự án cấp quốc gia, tỉnh, huyện, xã, ấp. Diện tích cần phải thu hồi cho các dự án trên là gần 5.360ha.

"Lành mạnh hóa thị trường", không làm doanh nghiệp lo lắng, bất an

Ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp cũng như bảo vệ nhà đầu tư, bảo đảm an toàn kinh tế tài chính của xã hội đang được dư luận quan tâm. GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đã trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ xung quanh vấn đề này.

Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại do COVID-19

Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ chậm lại, chỉ ở mức khoảng 5% vào năm 2022 trong bối cảnh COVID-19 bùng phát mới và sự phục hồi toàn cầu đang suy yếu, làm tăng áp lực lên ngân hàng trung ương để nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.

Những toan tính của Elon Musk khi muốn thâu tóm Twitter

Twitter là một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới với số lượng người dùng khổng lồ chỉ thua kém Facebook và rất được yêu thích tại Mỹ cùng các nước phương Tây. Bên cạnh những thông tin mới và cập nhật nhất, Twitter cũng giúp nhiều kẻ xấu phổ biến nhiều nội dung xấu, gây ra rất nhiều hậu quả với xã hội. Với mong muốn thay đổi cách thức vận hành của Twitter để biến mạng xã hội này trở nên tốt đẹp hơn, tỷ phú nổi tiếng với công ty xe điện Tesla là Elon Musk đã mua lại cổ phần và thậm chí mong muốn sở hữu Twitter trong thời gian tới thông qua thương vụ mua bán lên tới 43 tỷ USD.