Chứng khoán

Các bước đi cần thiết để "cải tổ" lại thị trường chứng khoán, trái phiếu DN

Thị trường cần tăng trưởng bền vững

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá: Thị trường trái phiếu các DN đã niêm yết có các quy định khá đầy đủ trong khi vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện đối với việc phát hành trái phiếu của DN chưa niêm yết. 

Từ năm 2019 đến nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển mạnh mẽ ngoài dự đoán. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán SSI cho biết, tổng giá trị phát hành TPDN năm 2021 đạt 723.000 tỉ đồng. Quy mô thị trường TPDN tăng mạnh từ 4,93% GDP vào năm 2017 lên đến 16,6% GDP năm 2021.

SSI đánh giá, dù kênh tín dụng vẫn là kênh huy động vốn chính của các DN nhưng kênh chứng khoán đang tăng tốc mạnh mẽ, quy mô thị trường cổ phiếu và TPDN tăng nhanh từ mức 68% năm 2020 lên mức tương đương 88% (2021) so với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Quy định phát hành trái phiếu của các DN chưa niêm yết còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. (Ảnh: VGP).

Trong tổng lượng TPDN lưu hành tại thời điểm cuối năm 2021 đạt khoảng 1,4 triệu tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm trong giai đoạn từ 2017-2021.

Các DN bất động sản là nhóm phát hành nhiều nhất với 318.200 tỷ đồng, tăng 66,3%  so với năm 2020 và chiếm 44% tổng lượng phát hành năm 2021, tiếp đến là lĩnh vực ngân hàng, còn các lĩnh vực còn lại rất ít.

Theo ông Đinh Trọng Thịnh, phát triển thị trường TPDN nhằm làm giảm sự phụ thuộc của DN vào tín dụng ngân hàng, tuy nhiên, cần hết sức lưu ý đến tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ trọng của thị trường này. Đáng chú ý, trong số TPDN có lãi suất cao, có một tỷ lệ đáng kể trái phiếu thuộc diện "3 không": Không bảo lãnh, không xếp hạng tín nhiệm, không tài sản đảm bảo (TSĐB).

"Bên cạnh đó, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, thị trường tăng trưởng quá nhanh, trong khi các chính sách quản lý chưa đủ bao phủ, việc điều chỉnh chỉnh sách chưa theo kịp diễn biến thực tế, do đó, những động thái chấn chỉnh mạnh mẽ vừa qua của Chính phủ cũng là rất cần thiết", chuyên gia Đinh Trọng Thịnh trao đổi.

Giám sát chặt, ngăn chặn từ sớm

Có cùng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các hoạt động mua bán lại TPDN trên thị trường thứ cấp lại chưa có quy định chặt chẽ.

"Việc xử lý các cá nhân vi phạm liên quan đến các vụ việc tại Tập đoàn FLC hay Tân Hoàng Minh là cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nếu có các cơ chế giám sát đủ chặt, ngăn chặn từ sớm các đối tượng có ý định lũng đoạn thị trường", vị chuyên gia này nhận định.

Thời gian qua, các cơ quan quản lý cũng đưa nhiều cảnh báo, ban hành một số cơ chế chính sách quản lý chặt chẽ hơn nhằm hạn chế tình trạng trục lợi bất chính từ kẽ hở pháp lý, gây rủi ro thị trường.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 16, ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN. Trong đó, có một số quy định chặt chẽ hơn.

Ví dụ như, "tổ chức tín dụng mua, bán TPDN phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phải ban hành quy định nội bộ về mua, bán TPDN phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan";

"Tổ chức tín dụng chỉ được mua TPDN khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua TPDN"…

Còn Bộ Tài chính cũng đang xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Khao khát chung của thị trường là phải minh bạch, việc mạnh tay chấn chỉnh, tăng cường hiệu lực giám sát thị trường. (Ảnh: VGP).

Tăng cường hiệu lực kiểm toán 

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, những vi phạm về tình hình tài chính của nhiều DN thiếu minh bạch thời gian qua một phần do nhiều báo cáo kiểm toán chưa cảnh báo rủi ro đầy đủ với các nhà đầu tư, kể cả với các DN bị "tuýt còi" vừa qua.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của các công ty xếp hạng tín nhiệm TPDN, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đây như "lớp phòng thủ" quan trọng trước các rủi ro về thông tin sai lệch mà nhà đầu tư phải đối mặt. 

Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết hiện mới có hai DN ở Việt Nam đủ điều kiện thực hiện cung cấp dịch vụ định mức tín nhiệm là FiinRatings và Công ty CP Xếp hạng Sài Gòn Phát Thịnh. Và sự phát triển của hệ thống đánh giá tín nhiệm sẽ giúp các thành viên thị trường đánh giá rủi ro khi lựa chọn mua các loại TPDN.

Chia sẻ tâm lý lo ngại và cả thiệt hại của nhiều nhà đầu tư khi lãnh đạo một số DN và các đối tượng bị bắt liên quan đến phát hành TPDN, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng những động thái chấn chỉnh thị trường Chính phủ là hết cần thiết để lành mạnh hoá thị trường trong dài hạn, hướng tới các thông lệ chung của các nước phát triển.

Vị chuyên gia này nhận định, với các yếu tố nền tảng tốt, về lâu dài thị trường chứng khoán cũng như TPDN vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của các DN Việt Nam.

"Khao khát chung của thị trường là phải minh bạch, việc mạnh tay chấn chỉnh, tăng cường hiệu lực giám sát thị trường, có tác động tâm lý răn đe rất tốt khiến các đối tượng kỳ vọng về hành vi thao túng trong tương lai e ngại hơn. 

Nếu nhìn lại các chính sách của Chính phủ: Chính sách hỗ trợ DN, người dân bị thiệt hại do COVID-19, các chính sách về tín dụng (ưu tiên vốn cho sản xuất kinh doanh thực), miễn giảm thuế thì chúng ta sẽ thấy các quan điểm có tính hệ thống nhất quán của Chính phủ. 

Không làm một cách chung chung mà có chọn lọc, kiến tạo sân chơi bình đẳng, khuyến khích ưu tiên DN, người kinh doanh lành mạnh, hoạt động thực chất, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Bamboo Capital lên mục tiêu gấp đôi lợi nhuận và muốn huy động 5.000 tỷ đồng năm nay

Đúng như những gì ban lãnh đạo Bamboo Capital đã hé lộ vào cuối tháng 11 năm ngoái, năm nay, tập đoàn xây dựng lộ trình huy động vốn khủng để rót vốn vào các dự án bất động sản, năng lượng tái tạo và đặc biệt là mảng dịch vụ tài chính - một trong các mảng chiến lược mới của tập đoàn.

Đồng Nai thu hồi đất cho 475 dự án

Theo HĐND tỉnh Đồng Nai, trong năm 2022, các địa phương trong tỉnh phải tiến hành thu hồi đất cho khoảng 475 dự án trên các lĩnh vực, trong đó có dự án cấp quốc gia, tỉnh, huyện, xã, ấp. Diện tích cần phải thu hồi cho các dự án trên là gần 5.360ha.

"Lành mạnh hóa thị trường", không làm doanh nghiệp lo lắng, bất an

Ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp cũng như bảo vệ nhà đầu tư, bảo đảm an toàn kinh tế tài chính của xã hội đang được dư luận quan tâm. GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đã trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ xung quanh vấn đề này.

Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại do COVID-19

Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ chậm lại, chỉ ở mức khoảng 5% vào năm 2022 trong bối cảnh COVID-19 bùng phát mới và sự phục hồi toàn cầu đang suy yếu, làm tăng áp lực lên ngân hàng trung ương để nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.

Những toan tính của Elon Musk khi muốn thâu tóm Twitter

Twitter là một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới với số lượng người dùng khổng lồ chỉ thua kém Facebook và rất được yêu thích tại Mỹ cùng các nước phương Tây. Bên cạnh những thông tin mới và cập nhật nhất, Twitter cũng giúp nhiều kẻ xấu phổ biến nhiều nội dung xấu, gây ra rất nhiều hậu quả với xã hội. Với mong muốn thay đổi cách thức vận hành của Twitter để biến mạng xã hội này trở nên tốt đẹp hơn, tỷ phú nổi tiếng với công ty xe điện Tesla là Elon Musk đã mua lại cổ phần và thậm chí mong muốn sở hữu Twitter trong thời gian tới thông qua thương vụ mua bán lên tới 43 tỷ USD.