Doanh nhân

Tỷ phú Ấn Độ quyết ‘tất tay’ với kỳ lân edtech giá trị nhất thế giới

Byju Raveenderan - người sáng lập tập đoàn edtech Byju’s - cho biết ông cam kết sẽ đồng hành với công ty, mặc dù gần đây tình hình kinh doanh ngày càng thua lỗ.

Kỳ lân giá trị nhất thế giới này ghi nhận khoản lỗ tăng lên 45,6 tỷ rupee (573 triệu USD) từ 3,1 tỷ rupee vào năm trước đó, do chi phí hoạt động tăng hơn gấp đôi. Ngoài ra, doanh thu của công ty giảm 3% xuống 24,3 tỷ rupee trong cùng kỳ. Báo cáo kết quả kinh doanh năm ngoái bị hoãn do sự khác biệt với công ty kiểm toán, vì vậy, Byju cũng hoãn việc ghi nhận gần 40% doanh thu theo lời khuyên của các công ty kiểm toán.

“Mặc dù 6 tháng qua đầy thách thức, chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng kể:, Raveendran cho biết tại Hội nghị CEO toàn cầu của Forbes ở Singapore. “Tương lai của tập đoàn rất tươi sáng. Chúng tôi đang thực hiện rất nhiều đổi mới”, ông cho biết thêm.

Byju’s duy trì được đà tăng trưởng bởi nhu cầu giáo dục trực tuyến ngày càng tăng, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19, song công ty cũng lại mở rộng quá nhanh thông qua các thương vụ sáp nhập khi mua lại 15 công ty trên khắp Ấn Độ, châu Á và Mỹ trong 6 năm qua.

Kể từ năm 2021, công ty đã chi 2,6 tỷ USD cho các thương vụ mua lại, bao gồm 950 triệu USD để mua nhà cung cấp dịch vụ luyện thi Aakash Educational Service của Ấn Độ và 600 triệu USD để mua Great Learning của Singapore.

Mới đây vị tỷ phú Ấn Độ tiết lộ, “Các công ty mà Byju’s sáp nhập trong năm ngoái đã tăng trưởng đáng kể. Aakash trong phân khúc luyện thi và Great Learning trong phân khúc giáo dục đại học đều đạt doanh thu gấp đôi kể từ khi sáp nhập”.

Để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng quy mô, hồi tháng 3, Byju’s – với mức định giá 22 tỷ USD khi ấy - đã huy động được hơn 800 triệu USD, trong đó có 400 triệu USD do cá nhân Raveendran đóng góp. “Tôi sẽ nỗ lực hết mình", ông nói về khoản đầu tư mới nhất vào công ty.

Hai nhà đầu tư khác, gồm Sumeru Ventures và một công ty ít tên tuổi, được cho là đã không chuyển khoảng 250 triệu USD khoản đầu tư như đã cam kết.

Raveendran từng mở các lớp luyện thi trước khi thành lập công ty Think & Learn cùng với vợ vào năm 2011 và ứng dụng gia sư cùng tên vào 4 năm sau đó. Tài sản ròng của hai vợ chồng hiện là 3,4 tỷ USD, theo danh sách tỷ phú theo thời gian thực của Forbes. Byju’s đã thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ như người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, gã khổng lồ công nghệ Tencent của Trung Quốc và công ty đầu tư Mỹ General Atlantic.


Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Hơn 3,5 tỷ USD vốn FDI chảy vào bất động sản

Trong 9 tháng đầu năm, vốn FDI chảy vào bất động sản đạt hơn 3,5 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đăng ký đầu tư, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI được đánh giá là điểm sáng duy nhất của thị trường bất động sản trong giai đoạn tín dụng và trái phiếu bị hạn chế.

Người phụ nữ giàu nhất lịch sử nước Mỹ: Gia tài nhiều hơn cả "ông trùm nhà băng" nhưng không thoát khỏi “sân si”, cuối đời trả giá vì hà tiện vô cực

Với tài sản ước tính 200 triệu USD (gần tương đương 1/500 GNP Hoa Kỳ thời đó), Hetty Green còn giàu hơn cả J.P. Morgan, một trong những ông trùm nhà băng khét tiếng trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên, sách kỷ lục Guiness từng ghi nhận bà là tỷ phú keo kiệt nhất mọi thời đại.

Bão Noru tăng cấp quá nhanh, vì sao?

Từ khi bão Noru hình thành cho đến khi chuẩn bị đổ bộ Philippines đã tăng lên 8 cấp. Sau khi vào biển Đông, từ sáng qua đến nay đã tăng lên hơn hai cấp.