Kỹ năng sống

Từ 7 thất bại bầm dập, vị tỷ phú điên rồ này đã nhận ra chân lý vĩnh cửu và bước vào thời kỳ ‘hái ra tiền’: Không chịu được, đừng mơ hão làm giàu!

Tỷ phú Richard Branson là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh. Ông được biết đến trong vai trò là người sáng lập của Tập đoàn Virgin, chủ sở hữu của hơn 400 công ty. Với khối tài sản hơn 5 tỷ đô la, ông đã được chính phủ Anh phong tước vì những đóng góp cho lĩnh vực khởi nghiệp cũng như danh tiếng về sự thành công của mình.

Tất nhiên, đằng sau thành công, sự nghiệp của Branson cũng đã từng có những bước ngoặt và cả những tính toán sai lầm. Dưới đây là một vài ví dụ về những thất bại trong sự nghiệp của ông và những bài học mà chúng ta có thể học được.

1. Khi công ty đầu tiên của Branson không kiếm được tiền

Branson bỏ học năm 1967, ở tuổi 16, để bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên của mình: tạp chí Student (tạp chí sinh viên). Ông muốn Student trở thành tiếng nói của thế hệ của mình, tạp chí cũng đã đăng được một số cuộc phỏng vấn tên tuổi - nhưng không kiếm được nhiều tiền. Dòng tiền nhanh chóng trở thành một vấn đề đối với Branson.

Nếu cứ đi theo kế hoạch ban đầu của mình, Branson có thể đã thất bại. Thay vào đó, ông quyết định linh hoạt hơn, chuyển sang lĩnh vực mà sau này đã trở thành một lĩnh vực thành công hơn nhiều - âm nhạc. Ông bắt đầu kinh doanh đĩa hát giảm giá đặt trước qua mail, sau này nó đã phát triển thành một đế chế thu âm trị giá hàng tỷ đô la có tên là Virgin Records.

Những điều mà vị doanh nhân tỷ phú

Tỷ phú Richard Branson

2. Khi Virgin Atlantic Airlines gần như bị sụp đổ trước khi nó bắt đầu

Branson thành lập Virgin Atlantic Airlines vào năm 1984 để mang đến cho hành khách trải nghiệm bay tốt hơn. Nhìn thấy một cơ hội lớn nhưng vì có quá ít kinh nghiệm, công việc kinh doanh mới này của ông gần như thất bại trước khi nó có thể "cất cánh".

Trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chiếc máy bay duy nhất của Virgin, một chiếc Boeing 747 đi thuê, một đàn chim đã bay vào động cơ, gây hư hỏng nặng. Hãng hàng không không thể có được chứng nhận để bắt đầu vận chuyển hành khách nếu không có máy bay hoạt động, và cũng không thể kiếm tiền để sửa chữa nếu không được chứng nhận.

Thay vì hoảng sợ hay bỏ cuộc, Branson giữ tinh thần lạc quan. Rất nhanh, ông đã tái cấu trúc các công ty của mình, rút tiền từ các dự án kinh doanh khác để nhanh chóng tiến hành việc sửa chữa. Hãng hàng không của ông đã nhận được chứng nhận cần thiết và chuyến bay đầu tiên của Virgin từ Gatwick đến Newark đã thuận lợi thành công.

3. Khi công ty nước giải khát của ông phá sản

Virgin lại chuyển sang lĩnh vực mới vào năm 1994 với việc tung ra Virgin Cola, một loại soda được thiết kế để cạnh tranh với Coke và Pepsi. Những thử nghiệm hương vị ban đầu đầy hứa hẹn khiến Branson vô cùng kì vọng vào nó. Ông từng nói: "Coke là thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới và tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu chúng tôi có thể lật đổ được Coke."

Tuy nhiên, Virgin Cola lại không thu được doanh số bán hàng khả thi. Nó quá giống với các loại nước ngọt có ga khác để có thể trở nên nổi bật, tạo nên được bản sắc riêng. Công ty giải thể sau một vài năm, và nó dạy cho Branson một bài học quan trọng trong quá trình này – nếu bạn không phải là duy nhất, bạn sẽ không được chú ý.

Những điều mà vị doanh nhân tỷ phú

4. Khi chuyến đi vòng quanh thế giới suýt giết chết ông

Tham vọng cá nhân của Branson cũng lớn như tham vọng nghề nghiệp của chính ông. Ông đã cố gắng lập nhiều kỷ lục thế giới mạo hiểm và cũng là người đầu tiên lái khinh khí cầu qua Đại Tây Dương.

Nhưng chuyến đi vòng quanh thế giới của Branson lại không thành công như vậy. Sau khi vô tình hết gần hết nhiên liệu, Branson và phi công phụ thấy mình ở trên Thái Bình Dương với cơn gió giật vô cùng mạnh. Chẳng có hy vọng giải cứu nếu họ hạ cánh khẩn xuống biển, họ tính toán khả năng sống sót của mình chỉ là 5%. Branson nói rằng họ phải đối mặt với hai lựa chọn, hoặc là buông xuôi và chấp nhận số phận của mình, hoặc thức trong ba ngày liên tục để cố gắng tới được Bắc Mỹ.

Họ đã đến được nơi an toàn và kinh nghiệm của Branson đã dạy cho ông giá trị của sự kiên cường. "Đừng bao giờ bỏ cuộc," ông nói trong một cuộc phỏng vấn, "Ngay cả khi nó nghe có vẻ hơi cũ rích, nhưng hãy chiến đấu, chiến đấu, chiến đấu để tồn tại."

5. Khi Virgin Cars bỏ lỡ mục tiêu

Tập đoàn Virgin đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực máy bay và tàu hỏa, nhưng ô tô lại là một câu chuyện khác. Năm 2000, Branson quyết định thành lập Virgin Cars, một công ty kinh doanh trực tuyến nhằm thay đổi cách mà một chiếc xe hơi được bán. Dù có một khởi đầu khá mạnh mẽ, nhưng nó đã sớm mất đà và đóng cửa chỉ trong vòng vài năm.

Nhìn nhận lại quá trình, Branson nhận ra rằng điều cần thay đổi đối với ngành công nghiệp ô tô không phải là cách bán ô tô mà là cách chúng vận hành. Kể từ đó, ông đã đầu tư rất nhiều vào việc tạo ra các loại nhiên liệu bền vững và thân thiện với môi trường hơn.

Ông cũng đã áp dụng một quy tắc mới cho tất cả các doanh nghiệp của mình: "Không thể có lợi nhuận nếu không có mục đích rõ ràng."

Những điều mà vị doanh nhân tỷ phú

6. Khi người mua sắm không nói "có" với trang phục của ông 

Branson đã thực hiện một số bước đột phá vào thế giới thời trang nhưng không thành công. Ông cho ra đời một công ty thời trang, một thương hiệu mỹ phẩm và thậm chí cả một nhãn hiệu đồ lót nhằm cạnh tranh với Victoria's Secret.

Có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất trong các dự án thời trang của Virgin là Virgin Brides, một cửa hàng váy cưới và áo cưới khai trương vào năm 1996. Branson đã cạo râu và mặc một chiếc váy cưới của thương hiệu này cho sự kiện ra mắt, nhưng sự nghiệp người mẫu ngắn ngủi của ông cũng chẳng giúp cửa hàng bán được nhiều đồ hơn.

Những nỗ lực để biến Virgin thành mốt phản ánh tinh thần sẵn sàng thất bại của Branson. Mặc dù không dễ dàng từ bỏ các dự án, nhưng ông cũng không hề bối rối khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch. Ông luôn có thể sẵn sàng bắt đầu lại với một cách tiếp cận mới.

7. Khi Virgin Digital không nhận được nhiều lượt tải xuống

Virgin Digital mở cửa trực tuyến vào năm 2005, đây là một trang web tải nhạc theo kiểu iTunes, nền tảng âm nhạc của Branson với một thư viện bài hát đồ sộ.

Thật không may, thứ mà Virgin Digital không có là iPod. Dịch vụ này đã thất bại trước Apple và các trang web âm nhạc vi phạm bản quyền trong hai năm trước khi đóng cửa vĩnh viễn vào năm 2007. Trận thua này là một lời nhắc nhở cho Branson rằng tốt hơn hết là nên tự tạo ra con đường của riêng mình thay vì đi theo bước chân của các công ty khác.

Mọi người đều thất bại. Những người thất bại nhất sẽ thành công.

Bất kỳ một thất bại nào của Branson đều có thể khiến toàn bộ sự nghiệp của ông đi chệch hướng nếu ông cho phép điều đó xảy ra, nhưng đặc điểm nổi bật của một doanh nhân thực thụ là khả năng thích ứng với những thay đổi của hoàn cảnh. Là một nhà thám hiểm thực sự trong cả kinh doanh và cuộc sống, Branson sẽ tiếp tục vượt qua giới hạn của mình -- và tất cả chúng ta đều có thể học hỏi một chút gì đó từ sự dũng cảm của ông.

Điều gì đang cản trở chúng ta đạt được ước mơ của mình? Có lẽ chúng không hề nhiều như chúng ta nghĩ!

Chân dung góa phụ đang sánh đôi cùng Bill Gates: Từng có một đời chồng là CEO, sở hữu điểm tương đồng đặc biệt với vợ cũ tỷ phú

Cùng chuyên mục

Đọc thêm