Kinh doanh

Trung Quốc nhắm thẳng vào lĩnh vực Mỹ không thể sản xuất dù chỉ 1 gram: nước láng giềng dễ thành "cứu tinh" cho nguyên liệu chiến lược này

Tóm tắt:
  • Trung Quốc mở rộng kiểm soát xuất khẩu nguyên tố đất hiếm, gây lo ngại chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Các quốc gia phương Tây đẩy nhanh tìm nguồn cung thay thế, trong đó Canada nổi bật.
  • Canada có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, nhưng chủ yếu tập trung nội địa và cần thời gian khai thác.
  • Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng lớn trong ngành khai khoáng Canada qua các dự án và đầu tư.
  • Chính phủ Canada tăng cường kiểm soát đầu tư nước ngoài và thúc đẩy khai thác nội địa để giảm phụ thuộc.

New York Times đưa tin, Trung Quốc gần đây tuyên bố ngừng xuất khẩu 6 nguyên tố đất hiếm tinh chế hoàn toàn tại Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ dừng xuất khẩu nam châm đất hiếm chuyên dụng mạnh – các vật liệu đóng vai trò then chốt trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao như xe điện, robot và thiết bị quân sự. 

Động thái này khiến các quốc gia phương Tây, vốn đã tìm cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều năm, buộc phải đẩy nhanh quá trình tìm kiếm nguồn cung thay thế đáng tin cậy. Trong đó, Canada đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng.

Là quốc gia có truyền thống khai khoáng lâu đời, Canada hiện là nơi đặt trụ sở của khoảng một nửa số công ty khai khoáng niêm yết trên thế giới, với hơn 200 mỏ đang hoạt động. Trung Quốc hiện là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất, nhưng theo chính phủ Canada, trữ lượng lớn nhất lại nằm tại Canada. Một số nguyên liệu như than luyện cốc và nickel đã được khai thác ở quy mô thương mại và 1% trong số này được xuất khẩu.

Tuy nhiên, ưu tiên trước mắt của Canada vẫn là đáp ứng nhu cầu nội địa, khiến EU khó có thể tiếp cận nguồn cung trong ngắn hạn. Ngoài ra, khai thác nguyên liệu là một quá trình dài hơi – trung bình mất khoảng 15 năm từ khi lên kế hoạch đến lúc đưa vào khai thác. Một số tỉnh bang tại Canada đang cam kết rút ngắn quy trình phê duyệt nhằm ứng phó với bất ổn thương mại toàn cầu, nhưng điều này vẫn cần thời gian.

Dù đang muốn giảm phụ thuộc, nhưng thực tế là Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng đáng kể trong ngành khai khoáng Canada. Nhiều dự án lớn được tài trợ bởi các công ty Trung Quốc, trong đó các tập đoàn nhà nước nắm cổ phần lớn ở hai công ty khai khoáng lớn nhất của Canada. Công ty Shenghe gần đây mua cổ phần tại mỏ đất hiếm duy nhất của Canada, trong khi Sinomine – một công ty khác của Trung Quốc – vận hành một mỏ lithium và duy nhất một mỏ cesium tại Bắc Mỹ.

Khai thác mỏ thường rất tốn kém và mang nhiều rủi ro, trong khi tính khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra bất ổn trên thị trường toàn cầu, điều này khiến các nhà đầu tư e ngại. Trong thời kỳ không chắc chắn, các công ty thường dè dặt khi đầu tư.

Để bảo vệ lợi ích chiến lược, từ cuối năm 2022, chính phủ Canada đã yêu cầu tất cả các khoản đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nguyên liệu thô phải qua rà soát an ninh quốc gia. Canada thậm chí đã buộc ba công ty Trung Quốc thoái vốn khỏi hai công ty thăm dò lithium trong nước.

Bên cạnh việc siết kiểm soát, Canada cũng triển khai các chính sách thúc đẩy khai thác nội địa, bao gồm ưu đãi thuế và tài trợ một phần. Tuy vậy, phần lớn vốn vẫn sẽ đến từ khu vực tư nhân. Điều này đòi hỏi sự ổn định chính sách và niềm tin thị trường – hai yếu tố từng bị lung lay dưới thời Tổng thống Donald Trump do sự bất định trong chính sách thương mại của Mỹ.

Dù từng muốn giảm phụ thuộc vào Mỹ, nhưng trên thực tế, Canada vẫn đang xuất khẩu phần lớn nguyên liệu thô sang Mỹ hoặc đưa sang Mỹ để tinh chế. Theo chuyên gia Inga Carry, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác vẫn kéo dài, nhiều nhà sản xuất Canada đang tìm cách mở rộng sang thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, Carry cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã tạo ra gần như thế độc quyền về nhiều nguyên liệu quan trọng. Do đó, dù có sự hỗ trợ chính sách từ cả EU và Canada, việc đạt được tự chủ hoàn toàn về nguyên liệu trong ngắn và trung hạn vẫn là điều cần phải tính toán kỹ.

(theo DW)


Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục

Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục, chạm mốc quan trọng 3.500 USD/ounce. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell.

Mua vàng nhẫn hay SJC lúc này lợi hơn?

Sáng nay (22/4), giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh lên mốc 118 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, vàng miếng SJC có mức chênh lệch mua vào - bán ra thấp hơn vàng nhẫn từ 1 - 1,5 triệu đồng/lượng.

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

Dabaco lãi kỷ lục hơn 500 tỷ

Người đứng đầu Tập đoàn Dabaco thông tin với cổ đông rằng với giá heo hơi duy trì khoảng 60.000 đồng/kg, lợi nhuận sau thuế có thể đạt được ít nhất 1.500 tỷ đồng trong năm nay.

Đoạn đường Vành đai 5 đầu tiên nối với cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình sắp hoàn thành

Dự án Đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô có mục tiêu kết nối giao thông tại 8 tỉnh, thành phố nhưng Bộ Xây dựng chưa bố trí được vốn để triển khai. Tuy nhiên, với đoạn qua tỉnh Hà Nam, địa phương chủ động bố trí vốn để làm và dần hình thành kết nối đường song hành với cao tốc Bắc Nam.