Dinh dưỡng

Vụ thuốc giả: Điểm danh các quầy thuốc tiêu thụ thuốc giả

Tóm tắt:
  • Đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa.
  • Nhiều hiệu thuốc và tài khoản Facebook đã tiêu thụ sản phẩm thuốc giả.
  • Cảnh sát thu giữ gần 10 tấn thuốc tân dược và nguyên liệu giả.
  • Đường dây này đã bán thuốc giả trị giá gần 200 tỉ đồng từ 2021.
  • Tất cả 14 đối tượng trong đường dây không có chuyên môn dược phẩm.

Liên quan tới vụ án sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô toàn quốc do Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa mới đấu tranh, triệt phá, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều quầy thuốc trên địa bàn có tiêu thụ sản phẩm thuốc giả của đường dây này.

Trong đường dây thuốc giả quy mô toàn quốc, Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện nhiều quầy thuốc trên địa bàn tỉnh có tiêu thụ thuốc giả

Trong đường dây thuốc giả quy mô toàn quốc, Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện nhiều quầy thuốc trên địa bàn tỉnh có tiêu thụ thuốc giả

Cụ thể, cơ quan chức năng xác định các quầy thuốc có bán thuốc giả như: Quầy thuốc Bình Minh (ở chợ Nghè, huyện Hậu Lộc); quầy thuốc Thắng Hồng (ở xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa); quầy thuốc Bảo An (đối diện Trường Cao đẳng Y Thanh Hóa); quầy thuốc Thuận Hương (ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh); quầy thuốc Đức Tín (ở phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa); quầy thuốc Thanh Hưng (ở phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn); quầy thuốc Bùi Huệ (ở xã Định Hưng, huyện Yên Định).

Bên cạnh đó, công an xác định thuốc giả còn được rao bán trên các tài khoản Facebook như: Nga Hoàng (ở xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa); Trần Thu (huyện Thiệu Hóa)...

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, sau một thời gian tập trung điều tra, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đấu tranh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả do là Nguyễn Tiến Đạt và Trịnh Doãn Giáo (SN 1985; ngụ quận Bình Tân, TP HCM) cầm đầu.

Ổ nhóm và tang vật là thuốc giả trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Ổ nhóm và tang vật là thuốc giả trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Qua khám xét, lực lượng công an đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả. Tổng khối lượng thuốc tân dược giả và nguyên liệu để làm thuốc tân dược giả công an thu giữ được gần 10 tấn. Kể từ năm 2021 đến khi bị bắt, đường dây này đã bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, số tiền ước tính gần 200 tỉ đồng.

Kết quả xét nghiệm, phân tích ban đầu, nhóm thuốc đông dược giả (chữa các bệnh về xương khớp) chứa hàm lượng lớn thuốc giảm đau, loại không được phép sử dụng trong đông y. Trong khi, nhóm thuốc kháng sinh lại không có tính năng chữa bệnh.

Đáng nói, theo Công an tỉnh Thanh Hóa, tất cả 14 đối tượng trong đường dây đều không có chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất về dược.

Các sản phẩm thuốc giả được công an thu giữ. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Các sản phẩm thuốc giả được công an thu giữ. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc được ổ nhóm này đặt mua không rõ nguồn gốc, xuất xứ như tinh bột, chất kết dính, phụ gia dùng trong y dược, than tre, chất tạo màu... rồi thuê nhân công trộn lẫn nghiền thành bột, sử dụng máy móc đóng thành viên nang, ép vỉ, đóng gói thành phẩm bán ra thị trường qua các kênh phân phối.

Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục

Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục, chạm mốc quan trọng 3.500 USD/ounce. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell.

Mua vàng nhẫn hay SJC lúc này lợi hơn?

Sáng nay (22/4), giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh lên mốc 118 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, vàng miếng SJC có mức chênh lệch mua vào - bán ra thấp hơn vàng nhẫn từ 1 - 1,5 triệu đồng/lượng.

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.