Doanh nghiệp

Nhìn lại 3 năm niêm yết của Bất động sản An Gia

Báo lãi khủng nhờ nghiệp vụ tài chính

75 triệu cổ phiếu AGG của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia được niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 9/1/2020.

Còn nhớ, trước thời điểm niêm yết trên sàn, ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT An Gia từng chia sẻ trong tình hình cảnh khó khăn thị trường bất động sản: “Nếu các dự án trong thành phố đóng băng thì chúng tôi sẽ phát triển các dự án phía ngoài”.

Để tăng thêm sức hấp dẫn, An Gia cho biết năm 2020 chắc chắn sẽ đạt được 2.900 tỷ đồng doanh thu từ việc giao 1.000 căn hộ River Panorama 1 và 2 tại Quận 7, TP.HCM và lãi tối thiểu 500 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Bá Sáng nhấn mạnh: “Đặc thù ngành bất động sản là lợi nhuận của chúng tôi đã có sẵn trong vòng 3 năm tới, cổ tức sẽ duy trì từ 10% đến 15% mỗi năm”.

Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 6 tháng niêm yết, tới Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 diễn ra vào 24/6/2020 (roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu AGG ngày 19/12/2019), An Gia lại bất ngờ đặt kế hoạch năm 2020 với doanh thu 2.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 410 tỷ đồng, thấp hơn so với chia sẻ của ông Nguyễn Bá Sáng tại buổi giới thiệu cổ phiếu trước thềm niêm yết.

Mặc dù đã đặt kế hoạch giảm xuống nhưng kết thúc năm 2020, An Gia ghi nhận doanh thu 1.753,6 tỷ đồng lợi nhuận 414,7 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 73,1% kế hoạch doanh thu và 101,2% kế hoạch lợi nhuận.

Thực tế, nếu phân tích sâu về cơ cấu lợi nhuận năm 2020 sẽ thấy lợi nhuận không đến từ hoạt động cốt lõi mà đến từ hoạt động tài chính, chủ yếu là nâng sở hữu đơn vị thành viên và đánh giá lại khoản đầu tư, một hoạt động được các doanh nghiệp niêm yết thường xuyên sử dụng giúp báo cáo kết quả kinh doanh “đẹp hơn”.

Cụ thể, trong năm 2020, xét hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), An Gia ghi nhận nhận lỗ 9,35 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 106,97 tỷ đồng, tức giảm 116,32 tỷ đồng.

Ngược lại, doanh thu tài chính tăng 109,5%, tương ứng tăng thêm 232,86 tỷ đồng, lên 445,51 tỷ đồng (cùng kỳ 221,65 tỷ đồng). Trong đó, Công ty thuyết minh đóng góp chủ yếu do thu nhập từ tăng giá trị hợp lý của khoản đầu tư (đánh giá lại khoản đầu tư) là 338,8 tỷ đồng so với cùng kỳ là 212,65 tỷ đồng (2 năm liên tiếp doanh thu tài chính đến từ đánh giá lại khoản đầu tư).

Được biết, trong năm 2020, An Gia mua lại nhóm Công ty Hoàng Ân thêm 5% để nâng sở hữu từ 45,01% lên 50,01% vốn điều lệ, chuyển từ công ty liên kết sang công ty con; đồng thời, An Gia cũng mua thêm 5% tại nhóm Công ty Gia Khánh để nâng sở hữu từ 45,01% lên 50,01%, chuyển từ Công ty con sang Công ty liên kết.

Trong đó, tổng phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản đầu tư từ 45,01% trong nhóm Công ty Hoàng Ân và nhóm công ty Gia Khánh ngày mua thêm và giá trị các khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu là 338,8 tỷ đồng, được ghi nhận vào khoản doanh thu tài chính và đây chính nguyên nhân giúp Công ty thoát lỗ khi hoạt động cốt lõi lỗ 9,35 tỷ đồng trong năm 2020.

Nhìn lại 3 năm niêm yết

Sau khoảng 1 năm niêm yết, đầu tháng 1/2021, An Gia tiếp tục đưa ra bức tranh tài chính giai đoạn 2021-2025 thể hiện giai đoạn tăng trưởng vượt bậc khi năm 2021 lãi 500 tỷ đồng, năm 2022 lãi 690 tỷ đồng và mục tiêu tới 2025 lãi 1.730 tỷ đồng, tăng 246% so với kế hoạch lãi năm 2021.

Nhìn lại 3 năm niêm yết của Bất động sản An Gia - Ảnh 1.

Tuy nhiên, đó chỉ là kỳ vọng, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra 31/3/2021, An Gia đã đặt kế hoạch doanh thu giảm về còn 3.600 tỷ đồng và lợi nhuận giữ nguyên là 500 tỷ đồng, đồng thời dựa trên bức tranh tài chính tăng trưởng để lên kế hoạch chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 827,5 tỷ đồng từ cổ đông.

Nhìn lại 3 năm niêm yết của Bất động sản An Gia - Ảnh 2.

Thực tế, kết thúc năm 2021, An Gia lần lượt ghi nhận doanh thu 1.808,4 tỷ đồng, lợi nhuận 419,4 tỷ đồng, lần lượt chỉ bằng 50,2% và 83,9% so với kế hoạch đầu năm.

Trong đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi tiếp tục âm năm thứ 2 liên tiếp với giá trị âm 185,15 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 9,45 tỷ đồng, tăng lỗ thêm 175,7 tỷ đồng. Trong đó, Công ty tiếp tục thoát lỗ nhờ doanh thu tài chính ghi nhận 610,1 tỷ đồng, tăng gần 37% so với cùng kỳ.

Trong năm 2021, An Gia tiếp tục ghi nhận thu nhập từ tăng giá trị hợp lý của khoản đầu tư là 145,6 tỷ đồng so với cùng kỳ 338,8 tỷ đồng; lãi từ thanh lý khoản đầu tư 255,4 tỷ đồng so với cùng kỳ 71,3 tỷ đồng.

An Gia cho biết trong năm 2021 đã mua thêm 80,48% vốn tại nhóm công ty An Tường để tăng sở hữu từ 19,5% lên 99,98% vốn, chuyển từ khoản đầu tư khác sang thành đầu tư góp vốn vào Công ty con và phát sinh 145,6 tỷ đồng từ nghiệp vụ đánh giá lại khoản đầu tư này.

Ngoài ra, cũng trong năm 2021, An Gia đã bán ra cổ phần để giảm sở hữu từ 30,01% về còn 21,01% và tiếp tục nắm quyền ảnh hưởng đến các Công ty liên kết là CTCP Tư vấn AGI &GLC, Công ty tư vấn AGI & DDC và CTCP Tư vấn AGI & HVC, bên mua là Công ty TNHH Quản lý và Đầu tư Hoàng Vân, lãi từ nghiệp vụ thanh lý một phần là 255,4 tỷ đồng.

Bước sang năm 2022, An Gia đặt kế hoạch doanh thu 4.500 tỷ đồng và lãi 690 tỷ đồng. Tuy nhiên, lại một lần nữa, tại Đại hội cổ đông ngày 15/4/2022, Công ty lại đặt kế hoạch doanh thu 5.500 tỷ đồng và lãi 500 tỷ đồng, giảm 27,5% so với thời điểm đặt kế hoạch đầu năm 2021.

Mặc dù chỉ đặt 500 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2022, khi doanh thu tài chính từ (nghiệp vụ đánh giá lại khoản đầu tư và thanh lý một phần vốn góp) đáng kể, An Gia ngay lập tức báo cáo lợi nhuận giảm 95,5%, tương ứng giảm 400,41 tỷ đồng về còn 18,97 tỷ đồng và hoàn thành được 3,8% kế hoạch lợi nhuận năm. Trong đó, riêng quý IV/2022, Công ty báo lỗ 185,6 tỷ đồng, đây là quý lỗ đầu tiên sau khi niêm yết trên sàn HoSE ngày 9/1/2020.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Những bóng hồng xinh đẹp ngồi ghế lãnh đạo ngân hàng

TPO - Những vị trí chủ chốt trong ngành ngân hàng không còn được mặc định là của nam giới khi ngày càng có nhiều phụ nữ làm lãnh đạo các nhà băng, như bà Lê Thị Mai Loan - thành viên Hội đồng quản trị Eximbank, bà Trần Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Kienlongbank, bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng NCB.

"Bất động sản chìm trong khó khăn, hàng trăm nghìn người mất việc làm, ảnh hưởng an sinh xã hội"

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả bình ổn thị trường bất động sản, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, kéo theo khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.

Ông Võ Văn Thưởng: Thay cán bộ sau kỷ luật, uy tín giảm sút không chờ hết nhiệm kỳ

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều quy định và được các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc, như việc bố trí, thay thế cán bộ sau khi bị kỷ luật, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, đảm bảo đúng chủ trương của Đảng là “có vào có ra, có lên có xuống”.

Phi cơ Boeing 737 cũ "biến hóa" thành biệt thự tại đảo thiên đường Bali

Một vài phi cơ không sử dụng đã được thiết kế lại thành nhà hàng, bảo tàng, quán cà phê và nơi tổ chức tiệc. Nhưng chiếc Boeing 737 cũ được biến tấu thành biệt thự xa hoa, nằm trên đỉnh vách đá bãi biển Nyang-Nyang tại đảo Bali (Indonesia) có lẽ là một trong những phi cơ được chuyển thể đẹp nhất tính tới nay.

Bộ Xây dựng: Doanh nghiệp chủ động tổ chức rà soát, tái cấu trúc

Trước những khó khăn của thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng, cần chủ động tổ chức rà soát, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, danh mục đầu cơ cấu sản phẩm đầu tư của doanh nghiệp nhằm đảm bảo phù hợp với năng lực tài chính, quy mô, khả năng quản trị của doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu thực của xã hội, tránh đầu tư dàn trải.