VN-Index ghi nhận một tuần giao dịch không mấy tích cực khi áp lực bán mạnh xuất hiện vào phiên giữa tuần, chủ yếu đến từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng lên thị trường khiến chỉ số chung đánh mất mốc 1.100 lui về dưới khu vực 1.080.
Về diễn biến cụ thể, diễn biến rung lắc giằng co diễn ra trong hai phiên đầu tuần với sự tăng giảm đan xen giữa các nhóm ngành khiến VN-Index liên tục dao động tại vùng hỗ trợ 1.100. Đến phiên 1/2, áp lực bán mạnh bất ngờ xuất hiện về cuối phiên chiều ở nhiều cổ phiếu thuộc rổ VN30 như VCB, VHM, VIC tạo tiền đề tiêu cực khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, giảm hơn 30 điểm xuống dưới khu vực 1.080.
Sau phiên giảm điểm mạnh, tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn với sự cân bằng giữa bên mua và bên bán giúp cho đà bán ròng tạm thời chững lại. Kết tuần, VN Index đóng cửa tại 1.077,15, giảm 39,95 điểm tương đương giảm 3,58% so với tuần trước. Trong tuần vừa qua, nhóm cổ phiếu bất động sản và dầu khí là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với mức giảm lần lượt là 5,37% và 4,82%.
Bộ đôi VCB và BID dẫn đầu về mức ảnh hưởng tiêu cực lên VN-Index khi giúp chỉ số chính tăng lần lượt 5,55 điểm và 2,99 điểm. Chiều tăng điểm gọi tên MWG, HDB, NVL, … với tổng mức ảnh hưởng của top 10 không đáng kể.
Khối ngoại vẫn tỏ ra khá lạc quan khi tiếp tục mua ròng với thanh khoản gần 1.900 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung giải ngân vào các bluechip như HPG, STB, NVL. Trái ngược với đà mua ròng của khối ngoại, NĐT cá nhân bán ròng 256 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 665 tỷ đồng.
Tập trung gom cổ phiếu thực phẩm, song rút mạnh khỏi nhóm thép, chứng khoán, ngân hàng
Thống kê giao dịch theo nhóm ngành, lực cầu gia tăng mạnh mẽ đưa nhóm thực phẩm & đồ uống trở lại vị trí dẫn dắt dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân. Theo đó, nhóm này được mua ròng 409 tỷ đồng, dù tuần trước đó bị rút ròng 333 tỷ đồng.
Bên cạnh nhóm thực phẩm, giao dịch mua ròng cũng tập trung tại nhóm bất động sản và hóa chất với giá trị vào ròng lần lượt là 216 tỷ và 231 tỷ đồng.
Cùng chiều, dòng tiền cá nhân còn tìm đến các nhóm công nghệ thông tin, hàng cá nhân & gia dụng, du lịch & giải tró, xây dựng & vật liệu, … với duy mô dưới trăm tỷ đồng.
Chiều ngược lại, các cá nhân bán ròng mạnh nhất 715 tỷ đồng ở nhóm tài nguyên cơ bản, theo sau xả ròng lần lượt một số nhóm như dịch vụ tài chính (279 tỷ đồng), ngân hàng (195 tỷ đồng), bán lẻ (194 tỷ đồng).
Theo thống kê của FiinTrade, cổ phiếu ngân hàng có tuần giao dịch với tỷ trọng giá trị giao dịch tăng lên 21,09% toàn thị trường, chỉ số giá ngành giảm 2,99% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này đã có lực bán ra. Tính từ đầu năm, cổ phiếu vua tăng 6%.
Nhóm ngân hàng có sự phân hóa rõ nét, trong tuần các cổ phiếu tăng điểm gồm PGB, HDB, VIB, OCB, NAB, trong khi VCB không thay đổi giá, một số cổ phiếu khác giảm mạnh và ghi nhận giao dịch sôi động như VPB, LPB, ACB, TCB, SHB, …
Chỉ số dòng tiền của nhóm ngân hàng trong tuần giảm cho thấy so với thị trường chung áp lực bán của nhóm này yếu hơn.
Tiếp theo, nhà đầu tư cá nhân cũng bán ròng trên dưới 40 tỷ đồng các ngành bảo hiểm, dầu khí, điện, nước & xăng dầu khó đốt, trước khi rút ròng nhẹ hơn ở nhóm ô tô & phụ tùng và y tế.
Tâm điểm bán ròng HPG, STB đối ứng với lực cầu ngoại
Thống kê giao dịch theo từng mã, lực xả lớn nhất lại được ghi nhận tại đại diện HPG của nhóm thép với 726,6 tỷ đồng. Giao dịch của các cá nhân trong nước gần như đối ứng với lực mua của NĐT nước ngoài.
Cùng chiều, mã STB của Sacombank cũng chịu lực xả ròng gần 340,3 tỷ đồng và được hấp thụ bởi các nhóm nhà đầu tư còn lại. Tương tự loạt mã chứng khoán, ngân hàng cũng nằm trong Top bán ròng, bao gồm HDB (112,9 tỷ đồng), HCM (105,7 tỷ đồng), SSI (105 tỷ đồng), VIB (96,2 tỷ đồng). Nằm ngoài top 10 còn có BID, VND, OCB, VPB, …
Danh mục thoái ròng của cá nhân nội còn có sự góp mặt của GMD (198,9 tỷ đồng), VIC (82,5 tỷ đồng), NVL (67,1 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VNM của Vinamilk vươn lên trở thành mã được mua ròng nhiều nhất trong tuần qua. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân mua ròng gần 288 tỷ đồng cổ phiếu VNM. Trên thị trường, VNM đã giảm 5% giá trị trong tuần qua về mức 76.000 đồng/cp, thuộc Top5 mã tác động tiêu cực lên VN-Index.
Tương tự, hoạt động giải ngân cũng được chứng kiến ở các mã VHM và DGC với giá trị lần lượt là 221,8 tỷ và 163,1 tỷ đồng. Cùng chiều, dòng vốn cá nhân gom nhẹ hơn mã TCB (139,4 tỷ đồng), ACB (135,1 tỷ đồng), đồng thời nhóm này mua ròng dưới trăm tỷ đồng các cổ phiếu MSB, KDH, PNJ, KBC, FPT, …