Công nghệ

Làn sóng sa thải càn quét ngành công nghệ

WSJ cho biết Meta bắt đầu cho hàng nghìn lao động nghỉ việc từ hôm nay. Lý do là Mark Zuckerberg đã lạc quan quá mức về tăng trưởng của công ty, dẫn đến tình trạng thừa nhân viên. Cuối tuần trước, Elon Musk quyết định giảm một nửa trong số 7.500 nhân sự Twitter. Nhiều nhân viên nói họ bất ngờ vì cách đối xử của công ty khi bị cho ra khỏi nhóm chat, không truy cập được tài khoản hệ thống nội bộ trước cả khi nhận email thôi việc.

Đầu tháng 11, ba nguồn tin tiết lộ với Business Insider rằng nhiều bộ phận tại Apple đã nhận được thông báo sẽ không nhận nhân viên mới trong vài tháng tới. Đa số được yêu cầu ngừng tuyển dụng đến cuối năm tài chính tiếp theo của công ty, tức tháng 9/2023.

Làn sóng sa thải đang phủ bóng lên ngành công nghệ. Ảnh: Marketwatch

Làn sóng sa thải đang phủ bóng lên ngành công nghệ. Ảnh: Marketwatch

Từ giữa năm nay, Microsoft cho biết sẽ loại bỏ một số vị trí để tái tổ chức hệ thống. Ước tính có khoảng 1% nhân viên bị mất việc. Amazon cũng tìm cách tối ưu hóa nguồn lực sau thời gian tăng trưởng nóng trong Covid-19. Andy Jassy, Giám đốc điều hành Amazon, thừa nhận việc ồ ạt tuyển dụng trong đại dịch khiến họ có quá nhiều nhân viên và nhà kho.

Jo-Ellen Pozner, phó giáo sư tại Đại học Santa Clara, nhận định: "Với các công ty lớn, đợt suy thoái này như thủy triều cuốn trôi con thuyền của họ. Họ phải cắt giảm và hợp lý hóa các dự án. Đây là điều chưa từng xảy ra hơn một thập kỷ qua", ông nói.

Theo Bloomberg, trong tháng 10, toàn ngành đã cắt giảm 9.587 lao động, cao nhất tính từ tháng 11/2020. Con số này được xác nhận bởi các công ty trong ngành viễn thông, điện tử, sản xuất phần cứng và phát triển phần mềm. Roger Lee, CEO Layoffs.fyi - chuyên theo dõi tình trạng cắt giảm việc làm tại các công ty khởi nghiệp, cho biết: "Khi đại dịch bắt đầu vào quý II/2020, ngành công nghệ trải qua giai đoạn ngắn đen tối trong việc sa thải nhân viên. Tuy nhiên, năm nay mọi thứ còn tồi tệ hơn".

Tình hình tài chính của các hãng công nghệ lớn như Alphabet, Amazon, Meta, Microsoft đều đi xuống khiến giá cổ phiếu tụt dốc. Tiêu biểu, Meta đã mất hơn 71% giá trị vốn hóa trong năm nay do các nhà đầu tư không hài lòng với tham vọng metaverse của Mark Zuckerberg. Nhiều chuyên gia cũng cảnh cáo startup phải chuẩn bị cho viễn cảnh tồi tệ hơn khi lãi suất tăng cao cản trở khả năng huy động vốn, dẫn đến việc phải điều chỉnh nhân sự.

Tuy vậy, quy mô của đợt sa thải này vẫn chưa thể so với những lần cắt giảm sau sự sụp đổ của bong bóng dotcom đầu thế kỷ. Theo Challenger, năm 2001, ngành công nghệ đã giảm 168.395 việc làm, tiếp đến năm 2002 là 131.294. Kể từ đó, nhiều công ty sống sót đã phát triển thành các tâp đoàn công nghệ lớn.

(theo Bloomberg)

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

BSR tiếp tục ghi nhận kết quả SXKD tích cực trong quý 3/2022

Công ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 3 năm 2022 ghi nhận doanh thu 39.570 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 514 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 455 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2021.