Doanh nghiệp

eBook FPT.eContract - “Cẩm nang” ứng dụng hợp đồng lao động điện tử

Tuy đã được tạo điều kiện thúc đẩy phát triển trong những năm gần đây, nhưng hình thức ký kết hợp đồng lao động điện tử vẫn gặp nhiều trở ngại trên con đường đi vào đời sống doanh nghiệp. Theo khảo sát từ hàng trăm người tham dự Hội thảo "Hợp đồng lao động điện tử: Từ pháp lý tới thực thi" do FPT IS tổ chức, vấn đề về pháp lý, bảo mật, hình thức ký kết và tính thực tế là những băn khoăn được doanh nghiệp đề cập nhiều nhất khi bắt đầu sử dụng hợp đồng lao động điện tử.

Trong đó, gần một nửa câu hỏi nhận được đều liên quan tới tính pháp lý của hợp đồng lao động điện tử như: liệu tính hợp pháp của hợp đồng lao động điện tử trong các trường hợp khác nhau sẽ còn được bảo đảm, hay đâu là cách thức triển khai hợp đồng lao động điện tử đúng luật và giữ được tính pháp lý?

Tính pháp lý của hợp đồng lao động điện tử ngày càng được củng cố vững chắc khi từ ngày 1/1/2021, Bộ Luật Lao động 2019 đã chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều điểm thay đổi mang tính tiến bộ hơn về hợp đồng lao động để đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động, trong đó có việc công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng lao động điện tử.

Tại Hội thảo "Hợp đồng lao động điện tử: Từ pháp lý tới thực thi", ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho biết: "Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định "Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản".

eBook FPT.eContract - “Cẩm nang” ứng dụng hợp đồng lao động điện tử - Ảnh 1.

Hợp đồng lao động điện tử FPT.eContract có hiệu lực như hợp đồng văn bản.

Từ góc nhìn Công ty Luật TNHH Phước và Các Cộng Sự, bà Dương Tiếng Thu - Luật sư thành viên cấp cao cũng khẳng định hợp đồng lao động điện tử đã giải quyết nhiều bài toán trọng điểm cho doanh nghiệp và đặc biệt thúc đẩy ứng dụng chữ ký số cá nhân rộng rãi. "Theo Điều 9 NĐ130/2018/NĐ-CP, các tổ chức có thể cung cấp dịch vụ chữ ký số bao gồm: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký số chuyên dùng", bà cho biết.

Ngoài tính pháp lý, các băn khoăn như: hình thức ký kết hợp đồng lao động điện tử như thế nào, tính bảo mật và ứng dụng thực tế ra sao, cũng khiến các doanh nghiệp dè chừng trong việc chuyển đổi hình thức ký kết.

Để gỡ rối cho doanh nghiệp trong việc chuyển đổi phương thức ký hợp đồng lao động, FPT IS mang tới eBook: "Tất tần tật về Hợp đồng lao động điện tử". eBook là cuốn "cẩm nang" giúp người sử dụng nắm được chìa khóa giải quyết bài toán chuyển đổi, tập trung giải đáp các thắc mắc về tính pháp lý, hình thức ký kết, tính bảo mật và tính ứng dụng khi thực hiện hình thức giao kết hợp đồng lao động điện tử.

eBook FPT.eContract - “Cẩm nang” ứng dụng hợp đồng lao động điện tử - Ảnh 2.

eBook “Tất tần tật về hợp đồng lao động điện tử” giải đáp chi tiết mọi băn khoăn khi chuyển đổi hình thức ký kết.

Các vấn đề trong eBook được tổng hợp từ các thắc mắc của doanh nghiệp, người sử dụng thông qua các buổi tọa đàm về hợp đồng điện tử do FPT IS tổ chức. Để có thể đưa ra những giải đáp xác đáng nhất cho người dùng, FPT IS đã tham vấn ý kiến tới từ đại diện các cơ quan nhà nước, các chuyên gia, luật sư đầu ngành về lĩnh vực này. Qua đó, người dùng có thể an tâm tham khảo và sử dụng eBook trong quá trình chuyển đổi phương thức ký kết.

Hiện nay, FPT IS là một trong các đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract và chữ ký số FPT.eSign tại Việt Nam. FPT IS đã triển khai nền tảng ký kết hợp đồng lao động điện tử FPT.eContract cho nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như bán lẻ, tài chính, sản xuất; với hơn 1.2 triệu giao dịch được ghi nhận. Sự cộng hưởng từ cơ sở pháp lý rõ ràng cùng các nền tảng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ như chữ ký số FPT.eSign, hệ thống chứng thực hợp đồng điện tử FPT.CeCA sẽ giúp các doanh nghiệp hoàn toàn an tâm khi sử dụng giải pháp hợp đồng lao động điện tử FPT.eContract. Người dùng quan tâm tới hình thức ký kết này có thể tham khảo eBook tại đây.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

BSR tiếp tục ghi nhận kết quả SXKD tích cực trong quý 3/2022

Công ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 3 năm 2022 ghi nhận doanh thu 39.570 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 514 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 455 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2021.

11 trường đại học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng châu Á

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố kết quả xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất châu Á năm 2023. Việt Nam có 11 đại diện góp mặt ở lần công bố này, trong đó có nhiều trường đại học đã thăng hạng trong bảng xếp hạng châu Á so với lần công bố trước đó.