Tài chính

Euro và rúp Nga tiếp tục tăng mạnh, nhân dân tệ thấp nhất 6 tháng, giá vàng rơi sâu

Kỳ vọng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ giành chiến thắng trong cuộc tái cử vào Chủ nhật cũng hỗ trợ cho đồng tiền chung châu Âu.

Joachim Nagel, chủ tịch ngân hàng Bundesbank của Đức, đã tham gia vào "dàn đồng ca" những nhà hoạch định chính sách ủng hộ việc ECB có thể tăng lãi suất vào đầu quý 3/2022.

Thị trường tiền tệ, vốn đã giảm kỳ vọng vào việc ECB tăng lãi suất sau cuộc họp của thể chế này vào thứ Năm tuần trước (14/4), hiện đang đặt cược rằng ECB sẽ nâng lãi suất thêm 20 điểm cơ bản vào tháng 7 tới, và nâng lãi suất tổng cộng 70 điểm vào cuối năm nay.

Nếu thực tế đúng như vậy, lãi suất tham chiếu của ECB sẽ tăng lên trên mức 0 lần đầu tiên kể từ năm 2013.

"Dự kiến trong vài tuần tới sẽ có thêm các bình luận ‘diều hâu’ nữa từ các quan chức ECB, làm gia tăng khả năng lãi suất cơ bản trong năm nay sẽ có 3 lần tăng, mỗi lần 25 điểm cơ bản. Điều đó có thể hỗ trợ đồng euro hướng tới ngưỡng 1,1 USD. Tuy nhiên, sự khác biệt về chính sách tiền tệ nói chung (của các ngân hàng trung ương trên thế giới) và giữa ECB và Fed vẫn tiếp tục gây áp lực giảm giá cho đồng euro", Shaun Osborne, chiến lược gia tiền tệ của Scotiabank cho biết.

Các thông tin về chính trị ở châu Âu cũng hậu thuẫn euro tăng giá trong phiên vừa qua, khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã vượt qua rào cản lớn trước cuộc bầu cử mang tính chất quyết định vào ngày Chủ nhật (24/4), với với màn tranh luận đầy kịch tính của ông với ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen.

Trong khi chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày bỏ phiếu, có tới 59% người xem màn tranh luận cho rằng ông Macron là người thuyết phục nhất trong cuộc tranh luận này, theo kết quả một cuộc thăm dò nhanh của BFM TV, cho thấy vị trí dẫn đầu 10 điểm của Macron trong các cuộc thăm dò trước đây vẫn khá vững chắc.

Nhà phân tích Jim Reid của Deutsche Bank viết: "Dường như không có bất cứ điều gì từ cuộc tranh luận có thể khiến xu hướng kết quả của cuộc bầu cử thay đổi".

Đồng euro trong phiên giao dịch 21/4 có lúc tăng lên 1,093 USD, cao nhất kể từ ngày 11 tháng 4, lúc kết thúc ngày 21/4 theo giờ Việt Nam vẫn tăng 0,2% lên 1,0874 USD.

Đồng bảng Anh cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 10 ngày so với euro khi các nhà đầu tư tập trung vào các đường lối chính sách tiền tệ tương lai của Ngân hàng Trung ương Anh và các ngân hàng trung ương lớn khác. So với bảng Anh, đồng euro lúc kết thúc ngày 21/4 theo giờ Việt Nam tăng 0,2% lên 83,21 pence.

Trong phiên này, đồng euro tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác, chẳng hạn như với yen Nhật, franc Thụy Sĩ và crown Na Uy.

Tuy nhiên, Antje Praefcke, một nhà phân tích của ngân hàng Commerzbank, cảnh báo rằng đồng euro có thể đối mặt với áp lực giảm giá nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sớm hơn và mạnh hơn dự kiến.

Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi các bản cập nhật chính sách mới từ ba ‘ông lớn’ trong thế giới ngân hàng trung ương: Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey, Chủ tịch ECB Christine Lagarde và Chủ tịch Fed Jerome Powell, tại cuộc họp của IMF.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 21/4 theo giờ Việt Nam giảm 0,1% xuống 100,25.

Euro và rúp Nga tiếp tục tăng mạnh, nhân dân tệ thấp nhất 6 tháng - Ảnh 1.

Cập nhật tỷ giá tiền tệ.

Đồng rúp Nga tiếp tục tăng lên mức 76 RUB/USD, kết thúc phiên 21/4 tăng 0,3% lên 76,22 RUB, dao động quanh mức trước ngày 24/2. So với euro, rúp Nga giảm 1,2% xuống 82,87 rúp do euro mạnh lên.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch vẫn giảm so với mức trước ngày 24 tháng 2, trong khi chuyển động của đồng rúp bị hạn chế bởi các biện pháp kiểm soát vốn – đã áp dụng từ cuối tháng 2.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina, hôm 21/4 cho biết nhiệm vụ của ngân hàng là hạn chế biến động của đồng rúp. Ngân hàng này đã áp đặt các biện pháp kiểm soát ngoại hối vì nó làm mất khả năng hỗ trợ đồng rúp, thông qua các biện pháp can thiệp ngoại hối sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đóng băng gần một nửa dự trữ của nước này.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm mạnh trong phiên giao dịch vừa qua, xuống mức thấp nhất 6 tháng, do đồng USD được hỗ trợ bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed khiến chênh lệch lợi suất giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới bị thu hẹp lại và dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

Đồng nhân dân tệ trên thị trường nội địa kết thúc ngày 21/4 giảm 188 pip xuống 6,4388 CNY/USD. Trên thị trường nước ngoài, nhân dân tệ cũng giảm 0,4% xuống còn 6,469 CNH trên sàn London, mức thấp nhất kể từ tháng 9.

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin trải qua một phiên biến động khi tăng mạnh vào cuối phiên, nhưng kết thúc phiên quay đầu giảm về mức khoảng 42.000 USD. Mặc dù vậy, đồng tiền này vẫn tăng nhẹ trong phiên vừa qua.

Euro và rúp Nga tiếp tục tăng mạnh, nhân dân tệ thấp nhất 6 tháng - Ảnh 2.

Giá bitcoin ngày 21/4.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm 1% xuống mức thấp nhất trong 2 tuần do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và nhu cầu đối với tài sản rủi ro cũng tăng trong bối cảnh các nhà đầu tư đợi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ.

Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 21/4 theo giờ Việt Nam giảm 1% xuống 1.937,99 USD/ounce; trước đó có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 8/4. Giá vàng kỳ hạn tháng 6 cũng giảm 0,6% xuống 1,943 USD.

Ông Bart Melek, người đứng đầu mảng chiến lược hàng hóa của TD Securities, cho biết vàng đang chứng kiến ​​sự điều chỉnh giá vì thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất, trong khi lợi suất cũng đang tăng lên.

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Dậy sớm thể dục hay ngủ thêm tốt hơn? Chuyên gia chỉ ra câu trả lời NGƯỢC LẠI những gì bạn nghĩ: Nếu không thích, đừng cố!

Tập thể dục hay ngủ đủ giấc đều đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Nhiều người đều có chung thắc mắc không biết nên dậy sớm để tập thể dục hay dành thời gian ngủ thêm thì tốt hơn. Chuyên gia sức khỏe Mỹ Stephanie Mansour đã đưa ra câu trả lời khác hẳn những gì bạn từng nghĩ.

[Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà] Thu nhập 60 triệu đồng/tháng, vợ chồng 9X cầm nguyên 8,5 tỷ đồng đi tậu căn hộ ở Phú Mỹ Hưng, chi đến 2,5 tỷ đồng để có thiết kế nội thất ưng ý

Với thu nhập cứng ở mức 60 triệu đồng/tháng, vợ chồng Minh Anh chọn đầu tư thêm vào một số kênh như chứng khoán, bất động sản... Đến tháng 9/2021, cặp đôi chính thức sở hữu căn hộ đầu tiên trị giá 8,5 tỷ đồng ở tuổi 30 mà không cần vay một đồng.

ĐHĐCĐ Thuduc House (TDH): Tháng 5/2022 sẽ hoàn tất trả nợ thuế để gỡ được các phong toả, muốn lấy lại Chợ nông sản Thủ Đức cùng dự án từng bán lúc "kẹt tiền"

"TDH trước lùm xùm được biết đến là đơn vị đầu tiên xây dựng dự án chung cư tại Tp.HCM và cũng là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh chợ đầu mối. Hôm nay, cổ đông chúng tôi bước vào và ngồi ghế lãnh đạo Công ty trong bối cảnh hết sức khó khăn, tuy nhiên TDH chúng tôi cam kết sẽ lấy lại những gì đã sở hữu tại Chợ Thủ Đức, Phú Mỹ", đại diện ban chủ toạ cho hay.

Thu hút khoản vốn mạo hiểm kỷ lục 1,4 tỷ USD, startup Việt Nam vẫn mong muốn “không bị đối xử như tập đoàn lớn”

Trong 2021, các startup Việt Nam đã thu hút thành công 1,4 tỷ USD vốn mạo hiểm, phá vỡ kỷ 874 triệu USD trong 2019, theo Báo cáo do Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố ngày 21.4.2022. Tuy nhiên, cộng đồng startup non trẻ vẫn cần hỗ trợ từ chính phủ và các quỹ nội để giải quyết khó khăn về pháp lý cũng như nguồn vốn.

TCBS cắt margin cổ phiếu Licogi 14 (L14) từ ngày 21/4/2022

TCBS khuyến nghị khách hàng đối chiếu với danh mục thực tế của mình để kịp thời bổ sung tài sản theo quy định hoặc cơ cấu lại danh mục (nếu cần) để đảm bảo tài khoản không bị rơi vào trạng thái Bán xử lý(Force Sell)/Bổ sung tài sản (Margin Call) tại ngày 9/5/2022.