Doanh nghiệp

Tranh cãi phát ngôn của Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến: Cảm thấy xấu hổ khi gặp các bạn trẻ làm 20 giờ/ ngày

Xuất hiện trong talkshow gần đây, Chủ tịch Hoàng Nam Tiến của Tập đoàn FPT Telecom đã ghi dấu ấn nhờ những chia sẻ thiết thực về giá trị của hạnh phúc, đồng tiền và sự thành công; viết lại định nghĩa về công việc và cuộc sống giữa thế hệ của ông và thế hệ Gen Z.

Tuy nhiên, một phát biểu của ông Tiến hiện được nhiều người quan tâm và bàn luận. Cụ thể, Chủ tịch FPT đã chia sẻ: "Tôi rất tự hào có thể làm việc 12, 14, 16 giờ/ngày, không có thứ 7, Chủ Nhật, từ năm này qua năm khác. Nhưng tôi vẫn cảm thấy xấu hổ khi gặp các bạn trẻ làm việc 20 giờ/ngày".

Tranh cãi phát ngôn của Chủ tịch FPT Hoàng Nam Tiến: Cảm thấy xấu hổ khi gặp các bạn trẻ làm 20 giờ/ ngày - Ảnh 1.

Ông Hoàng Nam Tiến trong buổi chia sẻ: "Gen Z : viết lại định nghĩa về công việc và cuộc sống"

Trước quan điểm của ông Tiến, nhiều ý kiến trái chiều đã nhanh chóng bùng nổ, chia ra 2 phe tranh cãi.

Làm nhiều mà ra tiền thì không phải ngại

Một nửa ý kiến cho rằng, quan điểm của Chủ tịch FPT có phần đúng. Nếu muốn thăng tiến trong sự nghiệp và gặt hái được thành công, công sức bỏ ra phải thật xứng đáng - “phải có làm thì mới có ăn”. Tuổi trẻ có nhiều nhất là hoài bão và thời gian, không tận dụng bây giờ thì chờ đến lúc nào.

- Nếu làm mà ra tiền thì cũng chẳng ngại. Bạn làm 20 tiếng/ngày nhưng sau 3 năm bạn mua được nhà, được xe, được thăng tiến còn hơn làm 8 giờ/ ngày mà 10 năm vẫn chỉ đủ ăn qua ngày, đồ mình thích cũng chẳng thể mua.

- Thật ra quan điểm này cũng có mặt đúng mà. Sếp của mình vào công ty ngày nào cũng cày từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối. Kể cả thứ 7, Chủ Nhật vẫn đến công ty làm việc. Vài năm sếp đã lên đến chức trưởng phòng rồi. Công ty lớn lắm cũng không phải nhỏ nhoi gì. Nếu bạn muốn thăng tiến thì phải chấp nhận cày thôi.

- Làm nhiều, được nhiều là đáng chứ. Bạn còn trẻ, còn sức khoẻ, còn hoài bão và thời gian lẫn tương lai, nếu không biết tận dụng ngay thì sẽ muộn mất thôi.

- Chuyện đương nhiên, nhưng phải có 1 điều quan trọng là làm nhiều mà phải đúng hướng và hiệu quả. Chứ đừng ngồi ở công ty lâu mà mãi 1 việc không xong rồi bảo là cống hiến, là làm nhiều. Đó là làm lãng phí tài nguyên công ty. Làm nhiều ăn nhiều, làm đúng, hiệu quả ăn nhiều hơn.

- Còn trẻ mà đi làm cứ mong nghỉ 2 ngày Thứ 7, Chủ Nhật ? Làm dưới 10 tiếng 1 ngày sao?

Sống chỉ 1 lần, đừng làm việc “bán mạng”!

Ngược lại, có nhiều ý kiến cho rằng, không phải cứ nhiều quá là tốt. Cần phải biết phân chia thời gian cho công việc và bản thân, bởi thời gian lãng phí rồi khó mà lấy lại được. Thứ quan trọng nhất trong công việc là năng suất và tính logic, chứ không phải cứ bỏ thời gian nhiều sẽ nhận được kết quả ngọt.

- Làm việc hiệu quả nó không mang nghĩa phải đi làm từ sáng thứ 2 đến hết cả thứ 7, nghỉ mỗi Chủ Nhật. Rất nhiều công ty, tập đoàn có lịch làm việc đến hết thứ 6, cùng lắm tăng ca 1 ngày thứ 7 trong tháng nhưng doanh nghiệp của họ vẫn tăng trưởng, không lèo tèo như các doanh nghiệp làm 6 ngày/tuần. Nói ở đây không có nghĩa làm càng nhiều giờ thì càng có năng suất hiệu quả, mà là trong 8 giờ làm việc 1 ngày đó, bạn làm việc như thế nào.

- Vấn đề dù bạn là ai đi nữa thì làm gì vẫn phải hiểu rõ giá trị mà nó mang lại cho mình. Làm việc có tâm thì sẽ có tầm, và quan trọng phải kèm theo 1 quả đầu lạnh có logic.

- Giữa việc siêng năng và hiệu quả thì vẫn chọn cách làm việc hiệu quả và thông minh hơn nhiều.

- Làm nhiều cũng tùy năng lực mỗi người thôi. Ông bạn mình làm 1 ngày chỉ 9 tiếng, làm 5 ngày 1 tuần, còn lại chơi thể thao với đồng nghiệp. Nhưng vẫn được lên chức cao nhờ làm hiệu quả cao trong vỏn vẹn trong bao nhiêu đó giờ. Không cần nhiều, chỉ cần đủ.

- Biết đủ là được. Hãy tận hưởng, hãy sống chứ đừng làm để tồn tại. Cuộc đời chỉ có 1 lần duy nhất. Hãy dành nhiều thời gian cho gia đình và tận hưởng nó còn có ý nghĩa hơn.

Còn bạn, bạn ở phía nào trong cuộc tranh cãi này?

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

ĐHĐCĐ Thuduc House (TDH): Tháng 5/2022 sẽ hoàn tất trả nợ thuế để gỡ được các phong toả, muốn lấy lại Chợ nông sản Thủ Đức cùng dự án từng bán lúc "kẹt tiền"

"TDH trước lùm xùm được biết đến là đơn vị đầu tiên xây dựng dự án chung cư tại Tp.HCM và cũng là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh chợ đầu mối. Hôm nay, cổ đông chúng tôi bước vào và ngồi ghế lãnh đạo Công ty trong bối cảnh hết sức khó khăn, tuy nhiên TDH chúng tôi cam kết sẽ lấy lại những gì đã sở hữu tại Chợ Thủ Đức, Phú Mỹ", đại diện ban chủ toạ cho hay.

Thu hút khoản vốn mạo hiểm kỷ lục 1,4 tỷ USD, startup Việt Nam vẫn mong muốn “không bị đối xử như tập đoàn lớn”

Trong 2021, các startup Việt Nam đã thu hút thành công 1,4 tỷ USD vốn mạo hiểm, phá vỡ kỷ 874 triệu USD trong 2019, theo Báo cáo do Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố ngày 21.4.2022. Tuy nhiên, cộng đồng startup non trẻ vẫn cần hỗ trợ từ chính phủ và các quỹ nội để giải quyết khó khăn về pháp lý cũng như nguồn vốn.

TCBS cắt margin cổ phiếu Licogi 14 (L14) từ ngày 21/4/2022

TCBS khuyến nghị khách hàng đối chiếu với danh mục thực tế của mình để kịp thời bổ sung tài sản theo quy định hoặc cơ cấu lại danh mục (nếu cần) để đảm bảo tài khoản không bị rơi vào trạng thái Bán xử lý(Force Sell)/Bổ sung tài sản (Margin Call) tại ngày 9/5/2022.

Đại diện IMF nói gì về diễn biến "nóng" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam?

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam, bà Era Dabla-Norris, Trưởng Bộ phận tại Vụ châu Á và Thái Bình Dương IMF cho biết, có hai vấn đề cần lưu ý là một phần quan trọng của các đợt phát hành TPDN thời gian gần đây liên quan đến thị trường bất động sản, và tỷ lệ phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn hơn đáng kể so với trái phiếu phát hành đại chúng.

APEC khẳng định không có bất cứ giao dịch gì với Chứng khoán Trí Việt và ông Đỗ Đức Nam cũng như nhóm doanh nghiệp Louis và ông Đỗ Thành Nhân

Tập đoàn APEC mong muốn và đề nghị quý cổ đông và các nhà đầu tư thận trọng, kiểm chứng trước những tin đồn thất thiệt, chỉ cập nhật những tin tức về doanh nghiệp trên các kênh thông tin chính thống để có những đánh giá đầy đủ, khách quan, chính xác