Tài chính

Dự nợ cấp tín dụng xanh đạt tăng trưởng bình quân 25%/năm

Tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh đạt 25%/năm

Tại hội thảo “Vai trò của tổ chức tín dụng trong hỗ trợ phát triển bền vững”, bà Bùi Thúy Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho biết đối với ngành Ngân hàng, trong giai đoạn 2017 - 2021, dư nợ cấp tín dụng xanh có tăng trưởng bình quân đạt hơn 25%/năm.

Cụ thể, đến 30/6/2022, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh đạt hơn 474.000 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 7,08% so với năm 2021, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (47%), nông nghiệp xanh (32%). Dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt hơn 2.283 nghìn tỷ đồng chiếm gần 20% dư nợ cho vay của nền kinh tế, với hơn 1,1 triệu món vay.

Ngoài ra , các tổ chức tín dụng cũng có sự chuyển biến rõ rệt trong định hướng hoạt động tín dụng xanh, chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế để phát triển và triển khai cho vay chương trình tín dụng xanh.

NHNN cho biết Việt Nam đã được xếp vào nhóm thứ hai các quốc gia có sự tiến bộ đáng kể trong tiến trình phát triển bền vững tại Báo cáo Đánh giá tiến bộ quốc gia giai đoạn 2020 - 2021 của

  Bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ trao đổi tại Hội thảo (Nguồn: SBV)

Phát triển trái phiếu xanh, thêm kênh huy động vốn 

Đại diện từ Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) thông tin, ngày 8/7 vừa qua, công ty này đã phát hành 1.725 tỷ đồng trái phiếu xanh với lãi suất 6,7%/năm, kỳ hạn 10 năm, được bảo lãnh một phần bởi GuarantCo - công ty dịch vụ bảo lãnh đa quốc gia.

Đây là lần đầu tiên thị trường Việt Nam ghi nhận một tổ chức phát hành trái phiếu xanh dựa trên Nguyên tắc Trái phiếu xanh do Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) công bố từ năm 2018. Đại diện EVNFinance cho rằng hiện trái phiếu xanh đang là một xu hướng trong dòng chảy tài chính xanh.

Tuy nhiên, theo bà Hằng, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn đó là chưa có quy định chung của quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm căn cứ để các tổ chức tín dụng xác định cấp tín dụng xanh cho giai đoạn tới. Việc cấp tín dụng xanh đòi hỏi yếu tố kỹ thuật về môi trường chuyên sâu nên gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng.

Bên cạnh đó, còn vướng mắc trong việc giám sát và quản lý rủi ro khi cấp tín dụng do thiếu quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường.

Ngoài ra, việc đầu tư vào các ngành, lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, công trình xanh thường đi đôi với thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn trong khi nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn hạn nên các tổ chức tín dụng gặp khó trong việc cân đối vốn và đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định.

Vì vậy, cần phải có hướng dẫn về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm