Doanh nghiệp

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công?Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công?


Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 1.

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá có tổng vốn đầu tư hơn 800 triệu USD (khoảng 16.300 tỷ đồng) với 84% là nguồn vốn ODA Nhật Bản. Dự án có diện tích 13,8 ha, được xây dựng ở cánh đồng Yên Xá, ngay cạnh trục đường đôi nối từ Nguyễn Xiển đi Xa La (quận Hà Đông). Đây được xem là một trong những dự án quy mô lớn nhất và mang tính cấp bách của Hà Nội về xử lý nước thải.

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 2.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật và Nông nghiệp làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ tháng 10/2016 và dự kiến hoàn thành vào quý 2 năm 2022.

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 3.

Với công suất thiết kế 270.000 m3/ngày, chiếm 55% lượng nước thải của Hà Nội, nhà máy khi hoàn thiện sẽ xử lý phần lớn nước thải đổ ra sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 4.

Bên cạnh xây dựng nhà máy Yên Xá, dự án còn bao gồm hạng mục lắp đặt 52 km đường cống ngầm ở các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Trì để dẫn nước thải.

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 5.

Nhà máy nước thải Yên Xá được xem là công trình trọng điểm, có ý nghĩa dân sinh lớn và được kỳ vọng sẽ giúp hồi sinh các dòng sông "chết" như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Sét.

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 6.

Một hạng mục quan trọng của dự án là trạm bơm nước thải đầu vào tại nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã cơ bản hoàn thành.

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 7.

Theo dự kiến, quý II năm 2022 nhà máy sẽ đi vào hoạt động và xử lý một phần nước thải sinh hoạt cho các quận Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì. Tuy nhiên, đến nay dù đã bước sang quý III, công trường nhà máy vẫn ngổn ngang, chưa thể hoàn thiện.

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 8.

Theo tìm hiểu, năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 các nhà sản xuất, cung cấp bị ảnh hưởng trong sản xuất, chế tạo dẫn đến việc chậm giao hàng và không thể vận chuyển hàng hóa, thiết bị từ nước ngoài về Việt Nam.

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 9.

Ngoài ra, công tác thi công của gói thầu gồm nhiều tuyến trải dài, liên quan đến địa bàn nhiều quận, phường trên địa bàn thành phố; khu vực thi công gồm nhiều các công trình ngầm, nổi...

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 10.

Tại gói thầu số 4 hạng mục thi công hố ga 42.0 đến 42.11 (thuộc dự án xử lý nước thải Yên Xá) nằm trên đường Vũ Trọng Khánh, quận Hà Đông được thi công từ tháng 10/2021.

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 11.

Theo giấy phép xây dựng chỉ được cấp đến hết 28/2/2022. Đến thời điểm hiện tại, gói thầu này đang không có bất cứ dấu hiệu nào của việc xây dựng như thiết bị máy móc, công nhân, vật liệu xây dựng...

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 12.

Đã quá thời hạn thi công nửa năm, nhưng công trình mới chỉ dừng lại ở việc đào 9 trên tổng số 11 hố ga. Trong khi đó, hạng mục khoan cống ngầm, kết nối các ga thu nước sẽ mất nhiều thời gian còn ở phía trước.

Nhà máy xử lý nước thải hơn 800 triệu USD ở Hà Nội ra sao sau 6 năm thi công? - Ảnh 13.

Cũng theo ghi nhận, tại gói thầu số 4, đoạn qua nút giao Nguyễn Văn Lộc - Vũ Trọng Khánh gần một năm trở lại đây, vào giờ cao điểm thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kể từ khi những hàng rào tôn được dựng lên. Lòng đường bị công trường chiếm dụng đến 2/3 khiến các phương tiện tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm