Xã hội

Đề xuất quy định về "cam kết không tử hình" khi dẫn độ tội phạm

Tóm tắt:
  • Chiều 15.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án luật Dẫn độ, tách ra từ luật Tương trợ tư pháp 2007.
  • Bộ Công an sẽ là cơ quan trung ương về dẫn độ, thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập và không can thiệp.
  • Dự thảo quy định thông báo không thi hành hình phạt tử hình khi nước ngoài yêu cầu dẫn độ.
  • Nếu nước ngoài từ chối dẫn độ, cơ quan lập yêu cầu sẽ gửi hồ sơ vụ án cho Viện KSND tối cao.
  • Ủy ban Pháp luật - Tư pháp đề nghị làm rõ đối tượng áp dụng quy định về yêu cầu dẫn độ để thi hành án.

Chiều 15.4, tiếp tục phiên họp 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số dự án luật, trong đó có luật Dẫn độ. Đây là một trong 4 dự án luật được tách ra từ luật Tương trợ tư pháp năm 2007.

Theo dự thảo luật, Bộ Công an là Cơ quan T.Ư về dẫn độ của Việt Nam. Dẫn độ được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi…

Nếu giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ thì việc dẫn độ được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Đề xuất quy định về 'cam kết không tử hình' khi dẫn độ tội phạm- Ảnh 1.

Phiên họp 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15.4

ẢNH: GIA HÂN

Quy định về thông báo không thi hành hình phạt tử hình

Dự thảo dành riêng một điều luật để quy định về thông báo không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ.

Theo đó, trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan báo cáo Chủ tịch nước.

Căn cứ ý kiến của Chủ tịch nước, Bộ Công an hoặc Bộ Ngoại giao thông báo cho nước ngoài về việc không thi hành hình phạt tử hình.

Trường hợp Việt Nam yêu cầu nước ngoài không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an đề nghị nước ngoài đưa ra cam kết bằng văn bản về nội dung này.

Thẩm tra về nội dung trên, Ủy ban Pháp luật - Tư pháp tán thành với đề xuất tại dự thảo, vì như vậy sẽ bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, đồng thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề cập tới một trường hợp phát sinh khác, đó là khi phía nước ngoài yêu cầu Việt Nam đưa ra cam kết không áp dụng hình phạt tử hình (giai đoạn xét xử - PV). Hiện tại, dự thảo chưa có quy định để xử lý trường hợp này...

Đề xuất quy định về 'cam kết không tử hình' khi dẫn độ tội phạm- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến trình bày tờ trình tóm tắt dự án luật

ẢNH: GIA HÂN

Nước ngoài từ chối dẫn độ thì giải quyết thế nào?

Vẫn theo dự thảo luật, trường hợp nước ngoài từ chối yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự của Việt Nam thì cơ quan lập yêu cầu dẫn độ lập yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi đến Viện KNSD tối cao đề nghị chuyển hồ sơ vụ án cho nước ngoài để tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp nước ngoài từ chối yêu cầu dẫn độ để thi hành án của Việt Nam thì cơ quan lập yêu cầu dẫn độ lập yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi đến Viện KSND tối cao đề nghị chuyển hồ sơ vụ án và bản án của tòa án Việt Nam cho nước ngoài để công nhận và thi hành bản án đó tại nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế về dẫn độ mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Cho ý kiến thẩm tra, Ủy ban Pháp luật - Tư pháp đề nghị làm rõ đối tượng áp dụng quy định về "yêu cầu dẫn độ để thi hành án" là người nước ngoài hay công dân Việt Nam.

Nếu là công dân Việt Nam, cơ quan thẩm tra cho rằng cần đánh giá tác động và cân nhắc tính khả thi. Bởi, đây là vấn đề mới, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không có quy định và dự án luật Tương trợ tư pháp về hình sự cũng không quy định đây là vấn đề thuộc phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự.

Ủy ban Pháp luật - Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, làm rõ và trường hợp cần thiết thì đề nghị bổ sung vào dự thảo luật Tương trợ tư pháp về hình sự để có cơ sở thực hiện.

Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Toàn cảnh nhà ga gần 11.000 tỷ tại sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày vận hành

TPO - Dự án nhà ga hành khách quốc nội T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút”, với các công đoạn vệ sinh và thử nghiệm vận hành được triển khai khẩn trương. Dự kiến, công trình có tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/4 tới.