Đây không phải lần đầu tiên bitcoin trượt giá, nhưng điều đó không có nghĩa là nhà đầu tư có thể quen với mức biến động “kinh người” này. Xác định được cách định giá bitcoin và các yếu tố thị trường ảnh hưởng tới giá trị của đồng tiền điện tử lớn nhất này, bạn có thể phần nào dự đoán, phân tích xu hướng giá trong tương lai.
Bitcoin được định giá như thế nào?
Theo Cointelegraph, cũng giống như các tài sản giá trị khác, cung và cầu là hai yếu tố ảnh hưởng đến giá bitcoin trên thị trường. Giá thường giảm khi có nhiều người bán hơn hoặc ngược lại.
Bitcoin (BTC) là một đồng tiền kỹ thuật số, không được phát hành bởi bất kỳ chính phủ hoặc cơ quan pháp luật nào, trái ngược với các loại tiền tệ pháp định như USD, bảng Anh, euro hay đồng yen,... Để tạo, lưu trữ và di chuyển bitcoin sẽ cần có một mạng lưới người dùng phân tán và các giao thức mật mã.
Các nhà đầu tư, thực hiện các giao dịch thương mại của họ trực tiếp thay vì sử dụng một người trung gian. Mạng ngang hàng loại bỏ các hạn chế thương mại và hợp lý hóa thương mại.
Satoshi Nakamoto lần đầu tiên đề xuất đến bitcoin – đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới vào năm 2008, và bitcoin chính thức được ra mắt từ tháng 1/2009.
Động lực thị trường tương tự như bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào khác - tức là cung và cầu, ảnh hưởng đến giá bitcoin. Giá có thể sẽ tăng nếu có nhiều người mua hơn người bán hoặc ngược lại.
Hơn nữa, cần lưu ý rằng giá của bitcoin không được xác định bởi một thực thể duy nhất và nó không thể được giao dịch ở một địa điểm duy nhất. Dựa trên cung và cầu, mỗi thị trường hoặc sàn giao dịch định giá của nó đều có giá cao hơn hay thấp hơn.
Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến giá bitcoin
Các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến giá của bitcoin bao gồm cung và cầu, sự cạnh tranh từ các loại tiền điện tử khác, các tin tức khác, chi phí đào bitcoin và quy định của các chính phủ.
1. Cung và cầu của thị trường
Những người có nền tảng kinh tế học đều nhận thức được quy luật cung và cầu. Theo quy luật này, lực lượng thị trường cung và cầu phối hợp với nhau để xác định giá thị trường và số lượng của một loại hàng hóa cụ thể. Ví dụ, cầu đối với hàng hóa kinh tế giảm khi giá tăng và người bán sẽ sản xuất nhiều hàng hóa đó hơn hoặc ngược lại.
Một sự kiện được gọi là bitcoin giảm một nửa tác động đến giá bitcoin – nghĩa là nguồn cung bitcoin giảm, nhu cầu mua tăng thì giá sẽ tăng và ngược lại. Hơn nữa, bitcoin được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto với giới hạn cứng 21 triệu BTC. Giới hạn nguồn cung là một trong các đặc điểm nổi bật nhất của tác động tới giá bitcoin.
2. Cạnh tranh và tin tức
Bên cạnh đó, bitcoin cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các altcoin khác như ethereum (ETH) và các đồng meme như dogecoin (DOGE). Bất kỳ sự nâng cấp nào của các loại tiền điện tử hiện có có thể khiến giá BTC giảm xuống bởi vì nhà đầu tư muốn đa dạng danh mục đầu tư của họ. Tin tức từ người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên thị trường, phân tích của phương tiện truyền thông,… đều sẽ phần nào ảnh hưởng tới quyết định mua hoặc bán bitcoin (và các đồng tiền ảo khác).
3. Chi phí khai thác bitcoin
Chi phí đào bitcoin bao gồm chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí điện để khai thác và mức độ khó của thuật toán toán học (chi phí gián tiếp). Các mức độ khó khác nhau trong thuật toán của BTC có thể làm chậm hoặc tăng tốc độ sản xuất của đồng tiền, tác động đến nguồn cung của bitcoin, do đó, ảnh hưởng đến giá của nó.
4. Các quy định
Các quy định về tiền điện tử liên tục thay đổi, từ các quốc gia như El Salvador chấp nhận nó như một loại tiền tệ hợp pháp đến Trung Quốc chính thức cấm các giao dịch tiền điện tử. Giá của bitcoin có thể giảm nếu có lo ngại về quyết định của chính phủ cụ thể đối với tiền điện tử. Ngoài ra, sự không chắc chắn về quy định sẽ tạo ra nỗi sợ hãi giữa các nhà đầu tư, làm giảm giá trị của bitcoin hơn nữa.
Tại sao giá bitcoin lại biến động?
Sự không chắc chắn về giá trị nội tại của bitcoin khiến nó trở thành một tài sản có tính biến động cao.
Lượng bitcoin mới giảm dần được tạo ra mỗi ngày vì tồn tại một số lượng hữu hạn bitcoin. Để duy trì một mức giá ổn định, nhu cầu phải phù hợp với tỷ lệ lạm phát này. Thị trường bitcoin khá nhỏ so với các ngành công nghiệp khác và chỉ riêng việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông có thể khiến giá của nó tăng hoặc giảm. Ví dụ: Tin tức về việc Tesla sẵn sàng chấp nhận BTC sẽ khiến giá trị của nó tăng lên hoặc ngược lại, khiến giá bitcoin biến động mạnh.
Tương tự, một dòng tweet rằng chuỗi khối bitcoin đã bị tạm dừng sẽ khiến giá trị của nó giảm xuống, kéo theo đó là khối lượng giao dịch bitcoin. Vì vậy, nếu xét đến sự biến động cao, giá bitcoin có thể về 0 hay không? Về mặt kỹ thuật, nó có thể mất hoàn toàn giá trị.
Dù vậy, trong trường hợp của BTC, nhiều dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động có biện pháp bảo vệ ví của mình. Ngoài ra, kiến trúc bitcoin phức tạp nên không dễ bị phá hủy nhưng các vấn đề về khả năng mở rộng của nó có thể khiến tương lai không mấy chắc chắn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu giá bitcoin giảm xuống 0?
Nếu giá của BTC giảm xuống 0, nó sẽ tác động đến các nhà giao dịch, các nhà đầu tư tổ chức, giá của các loại tiền kỹ thuật số khác, các doanh nghiệp tiền điện tử và toàn bộ hệ thống tài chính.
Khách hàng có thể mất niềm tin vào một hệ thống dường như đang sụp đổ, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tiền điện tử như Coinbase, Binance,..., vốn phụ thuộc vào khách hàng về luồng giao dịch để tạo ra doanh thu và nguồn vốn/ đầu tư để phát triển. Các khoản đầu tư vào các công ty này cũng có thể ngừng hoàn toàn hoặc giảm đáng kể. Ngoài ra, các doanh nghiệp đó có thể không còn khả năng thuê, trả lương hoặc thu hút nhân sự cần thiết để điều hành và mở rộng chúng.