Doanh nhân

Các tỷ phú Ukraine bị "thổi bay" gần 10 tỷ USD tài sản kể từ khi xung đột diễn ra

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn người. Đối với các tỷ phú Ukraine, nhiều người trong số họ sở hữu tài sản lớn trong các ngành từ thép, than đến khai thác mỏ và ngân hàng. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng giữa hai quốc gia này đã khiến các tỷ phú Ukraine “bốc hơi” khối tài sản khổng lồ, theo Forbes.

Rất khó để định giá các doanh nghiệp trong thời kỳ xảy ra chiên sự, nhưng tạp chí Forbes ước tính các tỷ phú Nga đang sở hữu khối tài sản ròng có tổng giá trị gần 12 tỷ USD.

Con số này đã giảm khoảng 7 tỷ USD so với tổng giá trị tài sản ròng 19 tỷ USD từng được công bố vào tháng 3/2021, khi ông trùm sô cô la Petro Poroshenko vẫn là tỷ phú nhưng trước khi Vlad Yatsenko, người đồng sáng lập ngân hàng kỹ thuật số Revolut, gia nhập câu lạc bộ tỷ phú.

Nhìn chung, giá trị khối tài sản ròng của các tỷ phú Ukraine đã giảm 9,7 tỷ USD so với thời điểm trước khi Nga mở “chiến dịch đặc biệt” tại quốc gia này. Một lý do khiến khối tài sản ròng của những người này không giảm quá nhiều bởi họ nắm giữ một lượng tài sản đáng kể bên ngoài lãnh thổ Ukraine.

Forbes đã chỉ ra 7 tỷ phú người Ukraine trong danh sách Tỷ phú thế giới năm nay. Một trong những nhà tài phiệt nổi tiếng nhất của quốc gia này, Petro Poroshenko, người từng là tổng thống Ukraine từ năm 2014 đến năm 2019, đã bị loại khỏi danh sách. Giá trị tài sản ròng của ông giảm hơn một nửa, ước tính khoảng 700 triệu USD, do công ty bánh kẹo Roshen mất khoảng 75% giá trị và buộc phải đóng cửa hai nhà máy ở Kyiv và Boryspil do tình hình chiến sự căng thẳng.

Trước khi cuộc chiến xảy ra, những người giàu nhất Ukraine đã thể hiện niềm tin với chính phủ khi lần lượt quay trở lại đất nước để ủng hộ Tổng thống Ukraine. Một số người cũng đã thực hiện các bước để giúp đỡ chính phủ, chẳng hạn tỷ phú Rinat Akhmetov, người giàu nhất Ukraine cho biết CTCP công nghiệp System Capital Management (SCM) của ông đang “giúp đỡ quân đội và lực lượng bảo vệ lãnh thổ”, trong khi cựu tỷ phú Poroshenko thậm chí còn mặc một chiếc áo khoác mỏng và cầm một khẩu súng trường trong các lần xuất hiện trên truyền hình phương Tây.

 Giới tỷ phú Ukraine cũng chịu ảnh hưởng bởi xung đột Nga - Ukraine. (Ảnh: Forbes).

Rinat Akhmetov

Giá trị tài sản ròng: 4,2 tỷ USD

Lĩnh vực kinh doanh: Thép, than

Thay đổi giá trị tài sản ròng kể từ khi xung đột nổ ra: giảm 4,3 tỷ USD

Là con trai của một thợ khai thác than, người lớn lên và trở thành người giàu nhất Ukraine, Akhmetov là tỷ phú có khối tài sản bị ảnh hưởng nặng nề nhất kể từ khi chiến sự nổ ra.

Ông sở hữu cổ phần trong một số công ty công nghiệp thông qua SCM, và cổ phần lớn nhất của ông là công ty khai thác và thép Metinvest Group, một trong những công ty tư nhân lớn nhất Ukraine.

Các nhà máy của Metinvest ở thành phố Mariupol bị bao vây và ở thị trấn tiền tiêu Avdiivka chịu thiệt hại do các cuộc tấn công của Nga. Công ty buộc phải ban bố tình trạng bất khả kháng vào ngày 28/2. Vào ngày 31/3, Akhmetov cho biết rằng SCM sẽ đệ đơn kiện Nga về những thiệt hại liên quan đến cuộc xung đột.

Victor Pinchuk

Giá trị tài sản ròng: 1,9 tỷ USD

Lĩnh vực kinh doanh: Các sản phẩm từ thép

Thay đổi giá trị tài sản ròng kể từ khi xung đột nổ ra: giảm 700 triệu USD

Pinchuk rút một phần tài sản của mình từ Interpipe, nhà sản xuất các sản phẩm thép do ông thành lập năm 1990. Bị tàn phá bởi vụ việc sáp nhập Crimea vào năm 2014, khiến công ty mất toàn bộ hoạt động kinh doanh ở Nga, Interpipe đã ngừng sản xuất và xuất khẩu vào cuối tháng 2.

Pinchuk, người hiện nắm giữ danh mục bất động sản trị giá khoảng 1 tỷ USD bên ngoài lãnh thổ Ukraine cũng như sở hữu bộ sưu tập nghệ thuật có giá trị ước tính khoảng 600 triệu USD, là một trong những tỷ phú Ukraine thân nhất với phương Tây.

Vadim Novinsky

Giá trị tài sản ròng: 1,3 tỷ USD

Lĩnh vực kinh doanh: Thép

Thay đổi giá trị tài sản ròng kể từ khi xung đột nổ ra: giảm 2,2 tỷ USD

Novinsky nắm cổ phần thiểu số trong công ty Metinvest mà tỷ phú Akhmetov là cổ đông lớn nhất. Tỷ phú sinh ra ở Nga này có quốc tịch Ukraine vào năm 2012 và sau đó thắng cử vào quốc hội nước này.

Từ lâu, tỷ phú này được coi là một trong những người Ukraine có mối quan hệ thân thiết nhất với ông Putin. Thực tế, Novinsky đã cố gắng đàm phán hòa bình trước khi xảy ra chiến sự, nhưng đã rời khỏi đất nước khi Nga mở “chiến dịch đặc biệt”. Dù vậy, sau đó ông đã quay lại Ukraine để giữ cam kết của bản thân.

Kostyantin Zhevago

Giá trị tài sản ròng: 1,3 tỷ USD

Lĩnh vực kinh doanh: Khai thác mỏ

Thay đổi giá trị tài sản ròng kể từ khi xung đột nổ ra: giảm 800 triệu USD

Zhevago sở hữu phần lớn cổ phần của công ty khai thác Ferrexpo. Ông đã tiếp quản công ty tiền thân của nó, Poltava Iron Ore, và đưa công ty này lên sàn giao dịch London vào năm 2007.

Ngày 25/2, công ty ban bố tình trạng bất khả kháng đối với một số khách hàng đã nhận viên quặng sắt của mình qua tàu từ cảng Pivdennyi ở tây nam Ukraine, nhưng tuyên bố rằng hoạt động khai thác và chế biến của doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. Ferrexpo đã thành lập một quỹ nhân đạo trị giá 7,5 triệu USD vào ngày 7/3 để cung cấp nhà ở, bữa ăn miễn phí, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và vật tư y tế, cùng các dịch vụ khác cho những người chịu ảnh hưởng bởi chiến sự.

Dù vậy, các nguồn tin hiện chưa xác định được liệu rằng vị tỷ phú này có đang ở Ukraine hay không bởi dữ liệu theo dõi các du thuyền cho thấy những du thuyền của tỷ phú này đã di chuyển kể từ khi chiến sự nổ ra.

Nenadia Bonolyubov

Giá trị tài sản ròng: 1,1 tỷ USD

Lĩnh vực kinh doanh: Ngân hàng, đầu tư

Thay đổi giá trị tài sản ròng kể từ khi xung đột nổ ra: giảm 900 triệu USD

Boholyubov là nhà đồng sáng lập PrivatBank, ngân hàng thương mại lớn nhất ở Ukraine, với số vốn 1 triệu USD vào đầu những năm 1990 cùng với tỷ phú Ihor Kolomoyskyy. C

hính phủ Ukraine đã quốc hữu hóa ngân hàng PrivatBank vào năm 2016 để ngăn chặn sự sụp đổ của ngân hàng này sau khi các cuộc điều tra chỉ ra hành vi gian lận quy mô lớn. Phần lớn tài sản của Boholyubov đến tư fPrivat Group, một tập đoàn sở hữu lợi ích về các trạm xăng và dầu khí, cùng các khoản đầu tư khác.

Vlad Yatsenko

Giá trị tài sản ròng: 1,1 tỷ USD

Lĩnh vực kinh doanh: Fintech

Thay đổi giá trị tài sản ròng kể từ khi xung đột nổ ra: Không thay đổi

Yatsenko là nhà đồng sáng lập của ngân hàng kỹ thuật số Revolut có trụ sở tại London, đã trở thành công ty fintech giá trị nhất ở Anh khi huy động được 800 triệu USD, nâng mức định giá công ty lên 33 tỷ USD vào tháng 7/2021. Thỏa thuận này cũng đưa Yatsenko trở thành tỷ phú.

Người đàn ông mang hai dòng máu Anh-Ukraine điều hành công việc kinh doanh với người đồng sáng lập Nik Storonsky, người lớn lên ở Nga nhưng rời đi năm 20 tuổi và hiện là công dân Anh. Yatsenko từng gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “một trong những kẻ nói dối trơ trẽn nhất trong lịch sử”, và Revolut đã quyên góp 2 triệu USD cho Hội Chữ thập đỏ Ukraine.

Ihor Kolomoyskyy

Giá trị tài sản ròng: 1 tỷ USD

Lĩnh vực kinh doanh: Ngân hàng, đầu tư

Thay đổi giá trị tài sản ròng kể từ khi xung đột nổ ra: giảm 800 triệu USD

Bên cạnh các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, Kolomoyskyy và đối tác lâu năm Boholyubov còn sở hữu cổ phần trong các công ty trong ngành thép, sắt và hóa chất, cũng như kinh doanh phân phối điện, cảng biển và hoạt động khai thác Bitcoin.

 

Ông Kolomoyskyy được cho là đã chi hàng triệu USD tài trợ và trang bị cho các tiểu đoàn quân tình nguyện để giúp ngăn chặn quân đội Nga vào năm 2014. Ông cũng từng là thống đốc vùng Dnipro, quê hương của mình từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm