Báo cáo tài chính hợp nhất quý III của CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco - Mã: VOS) cho thấy doanh thu thuần đạt gần 716 tỷ đồng, tăng 5 tỷ so với cùng kỳ. Giá vốn tăng vọt khiến công ty lợi nhuận gộp âm 3 tỷ, cùng kỳ lãi 257 tỷ.
Dù đã tiết giảm các chi phí, Vosco vẫn báo lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 23 tỷ đồng quý III và lỗ trở lại kể từ quý II/2021.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Vosco đạt gần 2.278 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ gần 51 tỷ đồng, giảm 89%. Như vậy, với kết quả này, doanh nghiệp mới thực hiện được 1/4 kế hoạch lợi nhuận và vượt 42% mục tiêu doanh thu thận trọng năm 2023.
Theo giải trình, doanh thu tăng là do công ty có thêm khoảng 750 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động thương mại, riêng quý III là 244 tỷ. Nếu loại trừ khoản doanh thu từ hoạt động thương mại này, doanh thu hợp nhất 9 tháng là 1.580 tỷ, giảm 342 tỷ so với cùng kỳ.
Ngoài ra, công ty cho biết thường xuyên theo dõi thị trường, đánh giá và vận dụng sự tăng trưởng của thị trường tàu dầu sản phẩm để ký được hợp đồng tương đối cao cho các tàu dầu. Với đặc dù quay vòng nhanh nên doanh thu của tàu dầu thường khá lớn, ba tàu dầu hoạt động hiệu quả.
Trong khi đó, lợi nhuận giảm sút do thị trường tàu hàng khô và tàu container đi xuống so với cùng kỳ. Cuối quý III, chỉ số tàu hàng khô Baltic Dry Index (BDI) có cải thiện nhưng chủ yếu do động lực tàu cỡ lớn, còn nhóm tàu cỡ Supramax và Handysize mà công ty khai thác chưa có chuyển biến nhiều.
Thị trường container sụt giảm mạnh dẫn đến việc nhiều tàu trước đây được cho thuê T/C ra nước ngoài đã về lại trong nước, do không tiếp tục cho thuê được, làm cung tàu vận chuyển trong nước tăng. Từ đó khiến các hãng cạnh tranh gay gắt và làm giá cước vận chuyển giảm sâu.
Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của Vosco gần 2.697 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là tài sản cố định gần 1.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch đến cuối năm, Vosco sẽ bán tàu hàng rời Neptune Star. Năm sau dự kiến bán tàu dầu sản phẩm Đại Minh do tuổi cao và khó khai thác đối với đặc thù của tàu dầu. Trong khi đó Vosco sẽ tập trung thuê tàu bên ngoài theo hình thức thuê bareboat các tàu đã qua sử dụng, hoặc đóng mới khi thị trường thuận lợi hơn.
Các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 772 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm, tập trung nhiều nhất vào khoản thu của CTCP Dịch vụ Hàng hải Vosco (gần 250 tỷ). Công ty ghi nhận nợ xấu gần 69 tỷ đồng, chủ yếu là từ tiền cước vận chuyển từ Vinashin Lines, Công ty TNHH Thành Cường và CTCP Đầu tư và Thương mại DIC.
Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cuối kỳ đạt 443 tỷ đồng và công ty không sử dụng nợ vay tài chính.
Hết tháng 9, vốn chủ sở hữu của Vosco hơn 1.567 tỷ, trong đó vốn góp là 1.400 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối xấp xỉ 113 tỷ.
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.