Cụ thể, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Mã: ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Xét lũy kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng thu về hơn 15.000 tỷ đồng lợi nhuận, đạt 75% kế hoạch năm.
ACB ghi nhận tăng trưởng ở cả thu nhập lãi thuần lẫn các khoản thu nhập ngoài lãi. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt hơn 6.200 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Các khoản thu ngoài lãi đi lên khoảng 45%, góp phần vào tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh chứng khoán của ACB đã thoát lỗ, trong đó chứng khoán đầu tư đem về tới 882 tỷ đồng, còn chứng khoán kinh doanh là 68 tỷ đồng trong quý III. Lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối cũng tăng trưởng gấp hơn ba lần, đạt 316 tỷ đồng.
Ngoài ra, mảng hoạt động kinh doanh khác và thu nhập góp vốn, mua cổ phần cũng đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ACB đã đi lùi 11,9% so với cùng kỳ, đạt 764 tỷ đồng.
Trong quý III, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của ACB đã tăng 18,8% so với cùng kỳ lên hơn 8.400 tỷ đồng. Dù chi phí dự phòng tăng thêm gần 14%, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn đạt gần 5.600 tỷ, cao hơn cùng kỳ năm trước 21,7%.
Chi phí trích lập dự phòng trong kỳ đã tăng gần 6 lần, tuy nhiên nhờ kết quả kinh doanh tích cực, lợi nhuận trước thuế của ACB vẫn đi lên. Sau khi trừ đi nghĩa vụ thuế, ngân hàng đã thu về hơn 4.000 tỷ đồng.
Trong 11 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính cho tới nay, lợi nhuận quý III của ACB đứng thứ hai, chỉ sau Techcombank, nhưng có mức tăng trưởng cao nhất.
Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của ACB tăng 6,7%. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng ghi nhận mức tăng trưởng 8,7%, đạt gần 450.000 tỷ đồng. Riêng ngân hàng mẹ ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 8,2%, cao hơn mức trung bình toàn ngành (6,92%).
Nợ xấu của ACB tiếp tục xu hướng tăng trong quý III, lên hơn 5.400 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 1,2% vào cuối tháng 9. Cuối quý II, tỷ lệ nợ xấu của ACB là 1,12%. Mức tăng này tương ứng với diễn biến chung của toàn ngành, và ACB vẫn thuộc nhóm những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất. Ngoài ra, ACB cũng là một trong số ít những ngân hàng không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp kể từ quý II năm nay.
Tính đến cuối tháng 9, ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn) của ACB ở mức 24,5%, thuộc nhóm dẫn đầu thị trường. CIR (tỷ lệ chi phí trên thu nhập) của ngân hàng cũng được cải thiện từ mức 36% hồi quý III năm ngoái xuống còn 32% vào năm nay.
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.