Sau nhiều phiên tăng mạnh trước đó, phiên giao dịch đầu tháng 12 áp lực chốt lời mạnh đã khiến cho nhiều mã cổ phiếu mất đi sắc tím và VN-Index cũng chuyển sang sắc đỏ. Kết phiên, VN-Index giảm hơn 12 điểm, tương ứng với 1,2% và dừng chân tại 1.036 điểm.
Trong nhóm VN30, PDR vẫn duy trì được sắc tím khi đóng cửa, trong khi NVL bị chốt lời mạnh và tạm lui về vùng tham chiếu khi kết phiên. Ngoài ra, nhiều mã midcap và penny vẫn duy trì đà tăng và tiếp tục đóng cửa với sắc tím như NKG, ITA, HQC, DXG, DIG, …
Thanh khoản khớp lệnh tiếp tục xác lập mức cao nhất trong 11 tháng vừa qua với tổng giá trị đạt hơn 1,2 tỷ đơn vị tương ứng với hơn 20.313 tỷ đồng. Dòng tiền sôi động trên thị trường có đóng góp không nhỏ từ dòng vốn ngoại khi họ liên tục mua ròng trong thời gian gần đây. Tính chung tháng 11, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 17.000 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trong phiên vừa qua, khối ngoại tiếp tục duy trì vị thế mua ròng với giá trị hơn 1.057 tỷ đồng trên hai sàn HNX và HOSE. Đứng đầu danh sách mua ròng là VHM với 211,2 tỷ đồng, theo sau bởi STB (145,7 tỷ đồng), MSN (105,8 tỷ đồng), ... Ở chiều ngược lại, DXG và CTG bị bán ròng mạnh nhất với lần lượt 56 tỷ và 38 tỷ đồng.
Bên cạnh động thái giải ngân trở lại của các quỹ lớn như Dragon Capital, VinaCapital,... việc thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh đã kích hoạt dòng tiền giải ngân mạnh mẽ từ nhóm quỹ ETF.
Báo cáo của SSI Research cho biết, dòng vốn ETF phục hồi tích cực trong tháng 10. Nhiều quỹ ETF lớn đã ghi nhận sự đảo chiều của dòng tiền sau nhiều tháng bị rút ròng và đón nhận lượng vốn vào khá tốt như VNDiamond (835 tỷ đồng), VFM VN30 (566 tỷ đồng), VanEck (516 tỷ đồng). Bên cạnh đó, quỹ Fubon vẫn duy trì tốc độ giải ngân liên tục kể từ đầu năm 2022 và ghi nhận giá trị vào ròng 1.314 tỷ đồng trong tháng 10.
Chia sẻ thêm về hoạt độnggiải ngân ròng của các quỹ ETF như DCVFM VN Diamond ETF, Fubon FTSE Vietnam ETF trong thời gian vừa qua, ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng của CTCP Chứng khoán cho biết điều này đã giúp tạo ra một động lực nhất định cho thị trường nhưng cũng chỉ được trong thời gian ngắn một, hai ngày, để kéo dài cần có biến động của các yếu tố vĩ mô quan trọng hơn.
Mức độ mua ròng của quỹ Fubon tính từ đầu năm đến nay khoảng 10.000 tỷ đồng, trong đó trong tháng vừa qua là khoảng 2.500 tỷ đồng mặc dù giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ này tính đến ngày 29/11 giảm khoảng 36, 37% so với đầu năm.
phát hiện ra lựa chọn tốt hơn thì họ sẽ rút vốn, ví dụ có thời điểm Hàn Quốc thích thị trường Brazil hơn nên đã rút vốn khỏi Việt Nam.
"Do đó, cần quan tâm tới các yếu tố nội tại của thị trường, yếu tố nhà đầu tư nước ngoài chỉ là một phần, không phải là tất cả đối với thị trường Việt Nam trong thời điểm này", ông Hưng nhấn mạnh.