Sống

Việt Nam có loại cây dại được mệnh danh "cỏ thần", thế giới săn lùng: Phòng được bệnh tim mạch, ung thư

Tóm tắt:
  • Cây xuyến chi có nhiều tác dụng chữa bệnh và mọc dại tại Việt Nam.
  • Loài cây này được thế giới sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
  • Xuyến chi chứa nhiều hoạt chất sinh học tốt cho sức khỏe như flavonoid và terpenoid.
  • Cây có thể dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh, tùy vào cơ địa từng người.
  • Người dùng nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng xuyến chi chữa bệnh.

Loại cây được thế giới săn lùng làm thuốc chữa bệnh

Xuyến chi là loại cây không mấy xa lạ với người Việt. Xuyến chi có thể mọc dại ở bất cứ đâu, từ nông thôn đến thành thị.

Theo Thời báo văn học nghệ thuật (Arttimes), cây xuyến chi được ví như "cỏ thần" vì có nhiều tác dụng. Loài cây này được nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới như châu Phi, Lào, Campuchia, Thái Lan, Úc, Mexico... săn lùng để làm thuốc chữa bệnh.

Theo báo Người đưa tin, ở châu Phi, cây xuyến chi được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai, nôn nao, tiêu chảy, các vấn đề về thận, vàng da, bỏng và viêm khớp. Người Úc sử dụng ngọn chồi non hoặc lá của cây xuyến chi để pha trà hoặc làm nước ép, giúp chữa vết thương và vết loét. Ở Mexico, cây xuyến chi được dùng để điều trị rối loạn dạ dày, bệnh trĩ và bệnh tiểu đường và nó cũng có đặc tính kháng khuẩn.

Những năm 1950, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã thúc đẩy trồng cây xuyến chi ở châu Phi vì dễ canh tác và có thể sử dụng làm rau ăn.

Tại Việt Nam, xuyến chi hiện nay được bán với giá cao, khoảng 70.000 đồng/kg. Xuyến chi cũng được chế biến thành nhiều món ăn ngon như xuyến chi xào tỏi, xuyến chi nấu canh thịt, xuyến chi luộc…

Việt Nam có loại cây dại được mệnh danh "cỏ thần", thế giới săn lùng: Phòng được bệnh tim mạch, ung thư- Ảnh 1.

Canh xuyến chi.

Cây xuyến chi tốt cho sức khỏe

Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội cho hay, cây xuyến chi là loài cây mọc dại ở những bãi đất hoang, vùng quê, khu vực trung du và miền núi Việt Nam. Từ xưa, người dân thường dùng đọt (ngọn non) của cây để làm rau ăn. Ngoài làm thực phẩm, cây xuyến chi còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Trong Đông y, xuyến chi là một vị thuốc có vị đắng, tính bình (mát), hơi cay nhẹ, có công dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, trị côn trùng cắn, trị viêm sưng họng, tiêu chảy. Toàn bộ cây xuyến chi từ rễ, thân, hoa đều có thể dùng làm thuốc.

ThS.BS Trần Tiến Tùng, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho hay cây xuyến chi chứa nhiều hoạt chất sinh học như porphyrin, polyynes, terpenoid, flavonoid… Trong đó, flavonoid – đặc biệt là quercetin – có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ngừa ung thư và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Theo bác sĩ Tùng, cây xuyến chi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, giúp trung hòa gốc tự do, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư và cả lão hóa da. Do đó, xuyến chi thường được chiết dịch dùng trong các sản phẩm chăm sóc da và phòng bệnh ngoài da.

Flavonoid trong xuyến chi giúp làm giảm sưng đau, hỗ trợ điều trị viêm khớp, vết thương lâu lành, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc có vết lở loét ngoài da.

“Nhờ giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, xuyến chi có thể giúp cải thiện chức năng tim, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và suy tim”, bác sĩ Tùng cho hay.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy xuyến chi có khả năng hỗ trợ ổn định huyết áp, từ đó phòng ngừa nguy cơ tai biến, đột quỵ. Tuy nhiên, lợi ích này vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Theo bác sĩ Tùng, tinh dầu từ cây xuyến chi có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm, giúp sát trùng vết thương, ngừa nhiễm trùng và giúp vết thương nhanh thành sẹo.

Một số bài thuốc hay từ xuyến chi

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cây xuyến chi:

- Chữa viêm dạ dày: Sắc 60g xuyến chi với 800ml nước đến khi còn một nửa, chia làm 4 lần uống/ngày. Hoặc sắc cây xuyến chi rồi cô đặc thành cao, mỗi ngày dùng 6g cao pha với nước gừng.

- Chữa viêm họng: Giã 30–60g xuyến chi tươi, vắt lấy nước uống 3 lần/ngày. Có thể thêm mật ong để dễ uống.

- Trị mẩn ngứa ngoài da: Nấu 100–200g xuyến chi với 4–5 lít nước. Dùng phần bã chà lên vùng da bị ngứa và phần nước để tắm.

- Chữa đau nửa đầu: Sắc 30g xuyến chi với 3 quả đại táo trong 30 phút, uống 3 lần/ngày.

Theo ông Sáng, tác dụng chữa bệnh của xuyến chi sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Khi dùng xuyến chi làm thuốc, mọi người nên lưu ý lựa chọn xuyến chi nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng khi cây có dấu hiệu hư hỏng. Trước khi sử dụng xuyến chi làm thuốc chữa bệnh, người dân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo an toàn.


Các tin khác

Hà Nội: Kỳ lạ khu đô thị nghìn tỷ nhiều năm "án binh bất động", UBND Hoài Đức yêu cầu Công ty Lũng Lô 5 phải báo cáo trước ngày 6/5/2025

Khu đô thị Nam 32 của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 làm Chủ đầu tư sau nhiều năm chậm trễ do nợ thuế, chậm giải phóng mặt bằng vẫn chưa thể xây dựng. Người dân nhiều lần gửi đơn khiếu kiện nhưng vẫn chưa có chuyển biến. Vì thế, UBND huyện Hoài Đức vừa có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư phải khẩn trương thực hiện dự án.

Sacombank thông tin về việc xử lý nợ xấu của đại gia Trầm Bê

Từ năm 2017 cho đến năm 31/12/2024, Sacombank đã thu hồi 25.612 tỷ đồng từ các khoản nợ của ông Trầm Bê và người có liên quan, trong đó có 23.363 tỷ đồng nợ gốc và 2.249 tỷ đồng là lãi. Dư nợ còn lại là 12.037 tỷ đồng, trong đó nợ bán cho VAMC là 10.538 tỷ đồng, các khoản repo và khoản phải thu là 1.454 tỷ đồng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Thủ tướng: Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026; giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5.

Đi bộ khi bụng đói hay sau bữa ăn là tốt hơn?

Dù là hình thức tập luyện đơn giản nhưng đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, thời điểm đi bộ vào lúc đang đói hay đang no cũng có thể ảnh hưởng đến lợi ích mà hình thức tập này mang lại.

Tỷ lệ cận thị ở trẻ em Việt ngày càng tăng

Cận thị đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu. WHO dự báo năm 2050, một nửa dân số thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Tương tự tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ cận thị ngày càng tăng.