Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Vertebrate Paleontology đã tìm hiểu sự phát triển xương cánh tay của các mẫu vật nhỏ nhất và lớn nhất từ một "ổ quái vật" của loài Aetosaurus ferratus từ Kaltental - Đức.
Tập hợp Aetosaurus ferratus ở Kaltental đại diện cho phát hiện đáng chú ý nhất của Aetosaur, một nhóm bò sát bí ẩn sống vào thế sau cùng của kỷ Tam Điệp, tức có niên đại hơn 200 triệu năm.
Cụm hóa thạch Aetosaurus ferratus ở Kaltenta, được bảo quản nguyên vẹn đáng ngạc nhiên - Ảnh: J. Kowalski / P. Janecki
"Ổ quái vật" này đã được khai quật từ năm 1877 và được quan tâm bởi nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới, bao gồm việc định danh loài và đặt ra mối nghi ngờ đó là những con non.
Theo Sci-News, bằng các kỹ thuật hiện đại hơn, nhóm nghiên cứu mới - dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học lzbieta Teschner đang làm việc tại hai trường đại học Đức - Ba Lan là Bonn và Opole - khẳng định việc các con vật thuộc bộ sưu tập nổi tiếng trên là các con chưa trưởng thành, nhưng đã sớm thể hiện hành vi sống thành đàn để chống lại các kẻ săn mồi.
Có lẽ đó cũng là lý do chúng chết cùng nhau trong một sự kiện không may, khi chưa đầy 1 tuổi. Hiện tượng "đàn quái vật con" cũng được duy trì trong nhiều động vật ngày nay, sau rất nhiều năm tiến hóa.
Mặc dù còn non nhưng kích thước cơ thể những con này đã khá ấn tượng, dài từ 20 đến 82 cm. Kích thước khi trưởng thành ước tính lên đến 6 m, tức tương đương một con cá sấu chúa khổng lồ hiếm có.
Một loài Aetosaur khác là Coahomasuchus tương đối nhỏ hơn cũng tường được tìm thấy tại Bắc Mỹ.
Vẻ ngoài kỳ dị, giống như lai tạp giữa khủng long, cá sấu được gắn thêm chiếc đầu chim của "thằn lằn đại bàng Aetosaur" - Ảnh: E.M. Teschner
Phân tích mới cũng thể hiện rõ chân dung kỳ lạ của nhóm sinh vật này: Chúng ta bò sát bốn chân, nửa giống khủng long, nửa giống cá sấu, ăn động vật ăn cỏ và động vật ăn tạp.
Điểm đặc biệt của loài này là hộp sọ của chúng lại hơi giống hộp sọ của loài chim hơn khủng long, cũng là điều khiến chúng có biệt danh "thằn lằn đại bàng".