Doanh nghiệp

Về tay Masan vẫn lỗ cả nghìn tỷ đồng mỗi năm, Winmart đã có những thay đổi gì?

CTCP Tập đoàn Masan (MSN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021. Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất của Tập đoàn đạt 88.629 tỷ đồng, tăng 14,78% so với năm 2020 nhưng lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Masan lên đến 10.101 tỷ đồng, tăng 624%

Trong các mảng kinh doanh của Masan, mảng bán lẻ tiêu dùng mang về doanh thu cao nhất với 30.840 tỷ đồng.

Thế nhưng, bán lẻ tiêu dùng năm qua cũng là mảng duy nhất đang báo lỗ của Masan. Năm 2021, mảng kinh doanh này vẫn ghi nhận lỗ 1.446 tỷ đồng, đã cải thiện khá nhiều so với năm 2020 lỗ 4.186 tỷ đồng.

 Về tay Masan vẫn lỗ cả nghìn tỷ đồng mỗi năm, Winmart đã có những thay đổi gì?  - Ảnh 1.

Từ 2015 - 2019: Vin Group; Từ 2020 - 2121: Masan Group

Cuối năm 2019, Masan chính thức mua lại VinCommerce (nay đổi tên là WinCommerce), qua đó sở hữu chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ Vinmart, Vinmart+ (nay đổi tên là Winmart, Winmart+). Sau 2 năm, Masan đã lỗ tổng cộng 5.632 tỷ đồng từ bán lẻ.

Dù vẫn lỗ nhưng kết quả kinh doanh được cải thiện cho thấy chiến lược của Masan đang thành công. Trong năm 2021, doanh thu/m2 trên cơ sở Like-for-Like ("LFL") của các siêu thị mini (mở cửa trước năm 2020) tăng 15%, còn doanh thu của các siêu thị giảm 10,6% so với cùng kỳ.

Theo đó, trong năm 2021, Masan đã tăng tốc chiến lược Point of Life ("POL") bằng cách xây dựng và thí điểm mini-mall, mô hình phục vụ đa dạng các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu (bao gồm nhu yếu phẩm, dược phẩm, sản phẩm tài chính và dịch vụ giải trí, viễn thông chiếm 60-80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt) trên một hệ sinh thái tích hợp từ offline đến online.

 Về tay Masan vẫn lỗ cả nghìn tỷ đồng mỗi năm, Winmart đã có những thay đổi gì?  - Ảnh 2.

Các thương hiệu đang được tích hợp phục vụ trong một siêu thị Winmart ngoại trừ hàng hoá của của Masan còn có Techcombank, Phúc Long, Mobicast và Phano Mart. Masan hiện tại đã thành công chi phối Phúc Long và Mobicast sau khi mua lại 51% cổ phần của Phúc Long và 70% cổ phần của Mobicast. Masan cũng đang là cổ đông lớn của Techcombank nắm hơn 524 triệu cổ phiếu, tương đương với 14,93% cổ phần.

Bên cạnh đó, để gia tăng số lượng điểm bán thuộc kênh phân phối hiện đại, cũng như doanh thu và lợi nhuận, Masan sẽ hướng tới nhượng quyền thương hiệu. 2 điểm bán đầu tiên đã ra mắt hồi cuối năm 2021. Nhượng quyền sẽ giúp Masan nhanh chóng nhân rộng mạng lưới bán lẻ theo mô hình mini-mall tại các vị trí đắc địa nhất. Ban điều hành đặt kế hoạch triển khai 200 cửa hàng nhượng quyền trong năm 2022.

Với các cửa hàng thí điểm mang lại kết quả khả 2 quan, Masan tự tin rằng mô hình mini-mall thu hút khách hàng sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh số và giảm doanh thu cần thiết để đạt điểm hòa vốn, từ đó gia tăng lợi nhuận

Cùng chuyên mục

Đọc thêm