Kinh doanh

VASEP nói chính sách thuế của Mỹ không rõ ràng, gửi kiến nghị tới Thủ tướng

Tóm tắt:
  • VASEP kiến nghị Thủ tướng về thuế 46% của Mỹ đối với hàng hóa nhập từ Việt Nam.
  • Chính sách không rõ ràng của Mỹ có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
  • Hàng hóa xuất khẩu có thể chịu thuế 46% nếu cập cảng sau ngày 9/4/2025, gây tăng chi phí lớn.
  • VASEP đề xuất đàm phán với Mỹ để giảm thuế và tách riêng mức thuế cho từng mặt hàng.
  • Mỹ là thị trường quan trọng, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.

Trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và lãnh đạo các bộ, ngành, VASEP cho biết sự không rõ ràng trong chính sách hiện tại của Mỹ có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Theo thông báo, Mỹ áp mức thuế bổ sung 10% cho hàng hóa nhập khẩu có ngày xếp hàng lên tàu (load onto vessels) hoặc rút hàng khỏi kho ngoại quan đưa vào tiêu thụ nội địa từ sau ngày 5/4/2025 đến trước ngày 9/4/2025. Ngoại trừ: hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng xuất hàng và đang trong quá trình vận chuyển (trên phương thức vận chuyển cuối cùng) trước 12:01 ngày 5/4 và nhập khẩu để tiêu thụ sau thời điểm này, sẽ không chịu thuế suất bổ sung này.

Đồng thời áp thuế 46% cho hàng hóa nhập khẩu có ngày xếp hàng lên tàu (load onto vessels) hoặc rút hàng khỏi kho ngoại quan đưa vào tiêu thụ nội địa từ sau ngày 9/4/2025. Ngoại trừ: hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng xuất hàng và đang trong quá trình vận chuyển (trên phương thức vận chuyển cuối cùng) trước 12:01 ngày 9/4/2025 và nhập khẩu sau thời điểmnày, sẽ không chịu mức thuế suất đối ứng này.

Hiện nay có hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu và có kế hoạch xuất thủy sản sang thị trường Mỹ. (Ảnh minh họa)

Hiện nay có hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu và có kế hoạch xuất thủy sản sang thị trường Mỹ. (Ảnh minh họa)

Quy định này dẫn đến khả năng nếu Hải quan Mỹ tính thuế dựa trên ngày hàng cập cảng (sau 9/4/2025), các lô hàng đang vận chuyển sẽ chịu mức thuế 46%. Điều này gây thiệt hại lớn vì doanh nghiệp đã ký hợp đồng đồng theo phương thức DDP (trả thuế và giao hàng cho khách hàng tại Mỹ) với giá dựa trên mức thuế hiện tại (thường 0% hoặc 5,5-7% do thuế chống bán phá giá).

Ví dụ: Một lô tôm 500.000 USD, trước đây chịu thuế 5% (25.000 USD), giờ có thể chịu thuế 46% (230.000 USD), tăng thêm 205.000 USD chi phí quá lớn và không lường trước.

Với mức thuế 46%, cao hơn nhiều so với mức thuế áp cho các quốc gia xuất khẩu cạnh tranh, thủy sản Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất thị trường quan trọng nhất này, mất khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ vì các nước xuất khẩu thủy sản khác đều có mức thuế thấp hơn nhiều so với Việt Nam (Ấn Độ: 26%, Ecuador 10%, Indonesia 32%, Thái Lan 36%...).

Trước tình thế khẩn cấp này, VASEP kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành có phương án đàm phán với Chính phủ Mỹ sớm nhất để xác định thống nhất mốc thời gian áp dụng mức thuế nhập khẩu mới.

Đồng thời, đàm phán để điều chỉnh giảm mức thuế xuống mức phù hợp nhất, trong bối cảnh Việt Nam không thao túng tiền tệ, nông thủy sản cũng là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân Mỹ. Đồng thời, trong chuỗi cung ứng của ngành nuôi trồng thủy sản, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nhập khẩu hàng ngàn tấn khô đậu tương từ Mỹ với mức thuế nhập khẩu hiện nay là 0%.

Theo đó, đàm phán với Chính phủ Mỹ không áp mức 46% lên tất cả các mặt hàng, cần tách riêng mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng theo danh mục hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ với mức thuế tương ứng.

VASEP cũng kiến nghị Chính phủ Việt Nam xem xét chủ động giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa là thủy sản được nhập khẩu từ Mỹ, nhằm có cơ sở đàm phán hai bên.

Theo VASEP, Mỹ là thị trường lớn, truyền thống và có tính dẫn dắt đối với thủy sản thế giới, trong đó có Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam sang Mỹ khoảng 2 tỷ USD, chiếm 1/5 giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Hiện nay có hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu và có kế hoạch xuất thủy sản sang thị trường Mỹ với những đơn hàng lớn, giá trị cao. Trong bối cảnh cạnh tranh cao và thuế chống bán phá giá, phương thức vận chuyển hàng thủy sản chủ yếu là DDP (giao hàng tận kho) khi xuất khẩu sang Mỹ, nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam phải trả toàn bộ chi phí (vận chuyển, bảo hiểm,thuế) trước khi giao hàng và chờ thanh toán từ đối tác Mỹ.

Do vậy, mức thuế mới khiến cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hoang mang lo ngại về khả năng mất thị trường lớn này và cả những thiệt hại to lớn với nhiều lô hàng đang trên đường vận chuyển tới Mỹ có thể bị áp mức thuế cao 46%.

Theo thống kê nhanh, sơ bộ và chưa đầy đủ của VASEP trong buổi sáng 3/4 ngay khi có thông tin Mỹ áp mức thuế cao 46%, hiện có khoảng 37.500 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ và khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5/2025, với nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm 2025 khoảng 38.500 tấn.

Các tin khác

Trở lại ngôi vị giàu nhất thế giới, Elon Musk nắm giữ khối tài sản kỷ lục

Sau hai năm xếp thứ hai, Elon Musk chính thức giành lại vị trí người giàu nhất hành tinh trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2025. Không chỉ sở hữu khối tài sản kỷ lục 342 tỷ USD, Musk còn vươn lên thành một nhân vật có tầm ảnh hưởng chính trị lớn tại Mỹ, trở thành cố vấn thân cận của Tổng thống Donald Trump

Mặt hàng nào của Việt Nam không bị Mỹ áp thuế đối ứng 46%?

Liên quan đến vấn đề Mỹ công bố sẽ áp thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế và Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất với 46%, mặc dù vậy không phải mặt hàng nào của nước ta cũng phải chịu thuế đối ứng ví dụ như ô tô, phụ tùng ô tô, đồng, nhôm, gỗ xẻ...

Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau nhận định, trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng có thể lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là ngành tôm của tỉnh Cà Mau.

Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng

Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.

Nam thanh niên nguy kịch vì bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong sau vài giờ

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.