Xã hội

Tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở người trẻ gia tăng

Tóm tắt:
  • Mỗi tháng, Bệnh viện Thống Nhất tiếp nhận hàng trăm trường hợp gãy xương do loãng xương.
  • Loãng xương hiện đang ảnh hưởng đến cả người trẻ tuổi dưới 30.
  • Tỷ lệ mắc loãng xương ở nam khoảng 7-8% và nữ khoảng 10%.
  • Bệnh viện quản lý chặt chẽ bệnh nhân từ chẩn đoán đến phục hồi để ngăn gãy xương tái phát.
  • Bác sĩ khuyến cáo lối sống lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa loãng xương.

Các chuyên gia cảnh báo, loãng xương đang trở thành "kẻ giết người thầm lặng", không chỉ đe dọa người già mà cả giới trẻ có bệnh nền, lối sống thiếu lành mạnh.

Loãng xương không còn là "bệnh người già"

PGS-TS-BS Võ Thành Toàn, Phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết thực tế lâm sàng cho thấy nhóm người trẻ tuổi không nằm ngoài nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Tỷ lệ mắc loãng xương ở nam chiếm khoảng 7 - 8%, nữ chiếm khoảng 10%. Đặc biệt, loãng xương ở người trẻ thường liên quan đến các bệnh nền như suy thận, rối loạn nội tiết hoặc quá trình điều trị các bệnh mạn tính như ung thư.

Tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở người trẻ gia tăng- Ảnh 1.

Bệnh nhân đến thăm khám tại khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Thống Nhất

ẢNH: HOÀI NHIÊN

"Trường hợp trẻ nhất mà chúng tôi tiếp nhận là bệnh nhân 29 tuổi bị gãy cổ xương đùi do loãng xương nặng. Những bệnh nhân bị suy thận mạn tính có nguy cơ loãng xương rất cao", bác sĩ Toàn nói.

Bác sĩ Toàn lưu ý, loãng xương không gây triệu chứng rầm rộ mà được ví như "kẻ giết người thầm lặng" trong tương lai. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2050, 1/3 người dân Việt Nam bị già hóa, đồng nghĩa với tỷ lệ loãng xương gia tăng.

"Cứ 100 người thì có 30 người trên 60 tuổi, trong đó 10 phụ nữ và 15 nam giới có nguy cơ hoặc đã mắc loãng xương", bác sĩ Toàn cho hay.

Bệnh nhân gãy xương do loãng xương có nguy cơ tử vong cao gấp 3 – 5 lần so với các trường hợp gãy xương thông thường. Một bệnh nhân nằm bất động sau gãy xương một ngày có thể bị tiêu xương bằng một tuần ở người bình thường.

Giải pháp điều trị loãng xương

Bác sĩ Toàn cho biết, điều trị loãng xương không thể chỉ trông chờ vào bác sĩ, mà cần có sự phối hợp của bệnh nhân và gia đình.

Tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở người trẻ gia tăng- Ảnh 2.

Bệnh nhân được thăm khám tại khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Thống Nhất

ẢNH: HOÀI NHIÊN

Để điều trị cho bệnh nhân bị loãng xương, bệnh viện phải huy động lực lượng liên khoa gồm: khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, khoa Nội cơ xương khớp, khoa Phục hồi chức năng, khoa Y học cổ truyền, khoa Chẩn đoán hình ảnh...

Mỗi bệnh nhân bị gãy xương do loãng xương được quản lý chặt chẽ từ khi nhập viện, chẩn đoán nguyên nhân, điều trị và phục hồi vận động để ngăn ngừa gãy xương tái phát.

"Mỗi tháng, bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 - 200 ca gãy xương có liên quan đến loãng xương. Chúng tôi gần như không bỏ sót ca nào, các khoa phải họp thường xuyên để rà soát và chẩn đoán quy trình", bác sĩ Toàn nói.

Tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở người trẻ gia tăng- Ảnh 3.

Bệnh viện Thống Nhất nhận chuẩn bạc về quản lý gãy xương do loãng xương theo mô hình FLS của Tổ chức Loãng xương thế giới

ẢNH: HOÀI NHIÊN

Bác sĩ Toàn khuyến cáo, sau khi điều trị gãy xương do loãng xương, bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh, không nên uống nhiều rượu bia, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn, tắm nắng…

Hiện tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả như sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng tràn lan. Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng, chỉ cần uống sữa là đủ để chống loãng xương. Tuy nhiên, theo bác sĩ Toàn, sữa chỉ là thực phẩm hỗ trợ điều trị loãng xương, không phải là giải pháp tối ưu.

"Thay vì chi nhiều tiền uống sữa, chúng ta có thể ăn các loại cá nhỏ, nhai cả xương. Làm như vậy còn có hiệu quả hơn việc uống sữa", bác sĩ nói.

Một số hình ảnh Bệnh viện Thống nhận các chứng nhận của tổ chức trong nước, quốc tế:

Tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở người trẻ gia tăng- Ảnh 4.

Giải thưởng kim cương của Hội Đột quỵ thế giới

ẢNH: HOÀI NHIÊN

Tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở người trẻ gia tăng- Ảnh 5.

Chứng nhận chuẩn B điều trị suy tim của Hiệp hội Tim mạch và suy tim châu Âu

ẢNH: HOÀI NHIÊN

Tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở người trẻ gia tăng- Ảnh 6.

Chứng chỉ ISO cho 2 khoa: thăm dò chức năng và nội soi chẩn đoán hình ảnh

ẢNH: HOÀI NHIÊN

Sáng 25.4, Bệnh viện Thống Nhất ra mắt Tạp chí Sức khỏe và lão hóa. Đây là tạp chí chính thức của Bệnh viện Thống Nhất nhằm giới thiệu, cập nhật kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, xuất bản 4 số/năm (tiếng Việt) và 1 số/năm (tiếng Anh). 

Tạp chí đăng tải các bài viết giới thiệu, công bố kết quả nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm khám chữa bệnh, thành tựu và tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học sức khỏe và lão hóa.


Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Mua lô đất bỏ hoang suốt 2 thập kỷ, bán gấp 10 lần tưởng đã lãi to, ai ngờ chỉ trong 3 tháng sau giá lại tăng thêm 8 lần nữa khiến người bán tiếc ngẩn ngơ

Mua 2 lô đất Mê Linh từ thời giá chỉ hơn 3 triệu đồng/m2, chị H. chốt lời thành công với giá 32 triệu đồng/m2, tăng gấp 10 lần giá vốn chị bỏ ra. Nhưng điều khiến chị không khỏi tiếc nuối là chỉ sau vài tháng, chủ mới đã bán tiếp với giá 54 triệu đồng/m2, nâng mức tăng lên tới 18 lần.