Công nghệ

Từ số 0, nền tảng chuyển đổi số cảng biển Việt Nam chiếm lĩnh 70% thị trường

Tóm tắt:
  • Giải pháp chuyển đổi số cảng biển của CEH đã được 70% cảng biển Việt Nam sử dụng.
  • Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
  • CEH phát triển thành công phần mềm công nghệ Việt, thay thế phần mềm ngoại nhập.
  • Công ty CEH phối hợp với các trường đại học đào tạo nhân lực cho ngành logistics.
  • CEH cam kết xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số và phát triển giải pháp công nghệ cho địa phương.

Tại lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” ngày 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam cần phát triển, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tạo động lực mới, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước. 

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phong trào là khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong toàn hệ thống chính trị và trong nhân dân, tự lực tự cường, khai thác tối đa năng lực nội sinh.

Theo người đứng đầu Chính phủ, “Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính, nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.

Thủ tướng giao 3 sứ mệnh quan trọng cho các doanh nghiệp, trong đó có phát triển các sản phẩm, dịch vụ có tính đột phá, để tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường.

Là một doanh nghiệp nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực hẹp và chuyên biệt là chuyển đổi số các cảng biển, Công ty TNHH Dịch vụ Tin học CEH đã và đang thành công trong việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm số do người Việt, của người Việt, dần thay thế các phần mềm ngoại nhập. 

W-Tạ Minh Vang CEH.jpg
Ông Tạ Minh Vang, Chủ tịch Công ty TNHH CEH, phát biểu tại lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” ngày 24/4. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thành lập năm 2014 với con số không tròn trĩnh, đến nay, CEH đang chiếm lĩnh thị trường chuyển đổi số cảng biển với khoảng 70% thị phần. Việc làm chủ công nghệ không chỉ giúp cho bản thân hoạt động kinh doanh của công ty mà còn góp phần nâng tầm vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Từ người đi sau, Việt Nam từng bước trở thành người dẫn dắt bằng chính những phần mềm do các kỹ sư người Việt làm ra.

“Chúng tôi không chỉ viết phần mềm mà đang viết nên niềm tin rằng người Việt Nam có thể dẫn đầu trong những lĩnh vực công nghệ phức tạp nhất, từ AI, blockchain đến dữ liệu lớn”, ông Tạ Minh Vang – Tổng Giám đốc CEH – chia sẻ tại lễ phát động.

Ông Vang cho biết, nhờ kết hợp dữ liệu hoạt động logistics với các công nghệ mới như AI, blockchain, năng suất, hiệu suất khai thác của cảng được cải thiện đáng kể. Cụ thể, nếu như trước đây, một lệnh giao nhận container thực hiện qua 11 điểm dừng, cần 6 – 8 giờ để hoàn thành thì nay, quy trình hoàn toàn tự động, không một điểm dừng nào nhờ trí tuệ của chính người Việt Nam. 

Mỗi phần mềm ra đời, mỗi dòng lệnh được viết nên đều chứa đựng tình yêu với đất nước, lòng tự tôn dân tộc, khát vọng đóng góp cho tương lai Việt Nam. Ông Tạ Minh Vang, Chủ tịch Công ty TNHH Tin học CEH

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Nhận thức rõ để phát triển bền vững, không thể thiếu yếu tố này, CEH đã chủ động phối hợp với các trường đại học trên cả nước triển khai chương trình đào tạo logistics thực chiến. Thông qua đó, sinh viên không chỉ được học mà còn sống trong môi trường công nghệ thực tế. 

Ông Vang chỉ ra, vận hành cảng biển cần tới hơn 200 nghiệp vụ cốt lõi, trong khi đó nguồn nhân lực vận hành lại vừa yếu, vừa thiếu, không đáp ứng được yêu cầu thị trường. Điều đó dẫn đến tình trạng phải thuê của nước ngoài khoảng 15% nhân sự cao cấp.

Với mong muốn tham gia hành trình làm chủ công nghệ của Việt Nam, lãnh đạo CEH cam kết sẵn sàng nhận ba nhiệm vụ: Xây dựng một hệ sinh thái chuyển đổi số cảng biển quy mô quốc gia, mở và miễn phí hoàn toàn cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời chia sẻ dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước; Phát triển giải pháp công nghệ cho các khu kinh tế, thương mại và người dân, đưa công nghệ Việt đồng hành cùng sự phát triển của kinh tế địa phương; Đồng hành cùng các trường đại học để đào tạo nhân lực CNTT, trí tuệ nhân tạo và logistics. 

Ông Vang tin rằng người Việt Nam hoàn toàn làm chủ được công nghệ hiện đại nhất, đủ bản lĩnh dẫn dắt và sẽ hành động để hiện thực hóa khát vọng này.

Các tin khác

Bộ Tài chính đề xuất cấp xã cũng có xe công

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72 về tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô. Bộ này đề xuất cấp xã có thể được trang bị tối đa hai xe công vụ, dự kiến tổng số khoảng 6.000 xe (chủ yếu là xe đang có).

Chủ tịch VietinBank Securites (CTS): Không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sau quý I đột biến, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để cạnh tranh với thị trường

Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.

Ăn gì giảm nguy cơ đột quỵ?

Các loại cá béo, dầu ô liu giàu omega-3, trong khi quả mọng nhiều hợp chất thực vật, chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, bảo vệ mạch máu, phòng đột quỵ.

Giá bất động sản lại âm thầm tăng

Những báo cáo gần đây cho thấy, trong khi giá căn hộ ở thị trường TP.HCM tăng thì tại Hà Nội, phân khúc thấp tầng đã có sự phục hồi rõ rệt từ cả nguồn cung và nhu cầu.

ĐHĐCĐ Vinasun: Tập trung đầu tư xe hybrid, giữ vững "ánh đèn" giữa cạnh tranh khốc liệt

Trong bối cảnh thị trường taxi ngày càng cạnh tranh và nhu cầu tiêu dùng thay đổi, Vinasun đã đưa ra kế hoạch kinh doanh đầy thận trọng cho năm 2025. Mặc dù đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đi lùi so với năm trước, doanh nghiệp khẳng định sẽ đầu tư mạnh vào tái cơ cấu đội xe và nâng cấp công nghệ, nhằm duy trì sự hiện diện vững chắc trên thị trường.

Tin xem nhiều