Từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách của trẻ. Nếu để một số tính cách hình thành vào thời điểm này mà không có sự uốn nắn của cha mẹ, việc cố gắng điều chỉnh hành vi của trẻ có thể trở nên khó khăn sau này.
Có một số đứa trẻ rất ngỗ nghịch, khi ăn thường la hét, sai khiến cha mẹ, thậm chí còn xới tung đồ ăn khiến người khác rất bất bình. Hay như một số trường hợp, khi trẻ muốn thứ gì đó nhưng không được cha mẹ đáp ứng, chúng liền nằm ra đất ăn vạ. Vì không muốn ảnh hưởng tới mọi người, phần vì xấu hổ, một số cha mẹ đành chiều theo ý của trẻ.
Trên thực tế, những tình huống như thế này rất phổ biến. Đặc biệt ở những gia đình khi cha mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc con cái do bận công việc, giao con cho người lớn tuổi trong nhà trông coi.
Tất cả những điều này sẽ hình thành nên tính xấu cho trẻ, nếu cha mẹ không kịp uốn nắn, trẻ sẽ ngày càng bướng bỉnh hơn.
Tại sao cha mẹ nên đặt ra các quy tắc cho con mình?
Có một người mẹ thường chia sẻ cuộc sống của gia đình mình lên mạng. Nhiều cư dân mạng sau khi xem video xong thường không khỏi thở dài “giá như sau này con cái mình cũng được ngoan ngoãn như vậy thì tốt biết bao”.
Ở trong video, con gái của người mẹ này rất ngoan, chưa bao giờ quấy phá ầm ĩ khi ở nhà. Cô bé không chỉ rất nghe lời mẹ khi ở nhà mà còn tỏ ra biết điều ở nơi công cộng.
Trước yêu cầu của nhiều cư dân mạng, người mẹ này đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con cái của mình. Cô cho biết, sở dĩ con gái mình ngoan ngoãn như vậy là do khi còn nhỏ cô đã đặt ra một số quy tắc.
Chẳng hạn như nếu con gái cô phạm phải quy định, cô bé sẽ bị phạt như không được ăn kẹo, không được xem phim hoạt hình. Ban đầu cô bé không chịu hợp tác, nhưng sau đó dần dần thay đổi và tuân thủ những quy tắc mẹ mình đặt ra.
Khi trẻ lớn dần, việc kỷ luật sẽ càng khó hơn
Nếu nói về giai đoạn khó quản lý con cái nhất, có lẽ đó là khi trẻ ở trong độ tuổi vị thành niên.
Đây là giai đoạn trẻ đã có ý thức tự lập, tính cách dễ cáu gắt, bốc đồng, nếu bị cha mẹ quát mắng có thể bỏ nhà đi. Cha mẹ cảm thấy bất lực khi muốn dạy dỗ con cái ở giai đoạn này.
Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi là lúc tốt nhất để kỷ luật, dạy dỗ trẻ. Đây là giai đoạn trẻ thường chưa có khái niệm đúng sai nên việc uốn nắn rất dễ. Tuy nhiên, việc hình thành tính cách như thế nào là tùy thuộc vào từng cách dạy dỗ của cha mẹ. Việc kỷ luật lúc này sẽ khiến trẻ ngày càng ngoan ngoãn hơn.
Ngoài việc hình thành tính cách tốt cho trẻ, nó còn giúp ích rất nhiều trong việc học tập và cuộc sống sau này.
Để đặt ra các quy tắc cho trẻ, cha mẹ nên chú ý một số điều
- Không ép buộc trẻ
Kỷ luật con cái thực chất không phải ép trẻ làm những điều chúng không thích mà áp dụng phương pháp phù hợp để trẻ hiểu những gì mình nên làm và không nên làm.
Là cha mẹ, chúng ta không nên giáo dục con cái với thái độ ép buộc. Điều đó không chỉ khơi dậy tính phản kháng của trẻ mà còn dễ khiến chúng hình thành tính nhát gan.
Vì vậy, cha mẹ cố gắng giao tiếp với con cái nhiều hơn, đừng bao giờ nghĩ rằng trẻ không hiểu gì. Mỗi đứa trẻ đều có suy nghĩ riêng, điều cha mẹ nên làm là để trẻ hiểu được những lời dạy của mình.
- Để trẻ gánh chịu hậu quả của việc mắc lỗi
Nguyên nhân khiến nhiều trẻ em mắc lỗi là do chúng chưa gánh chịu hậu quả của những việc làm sai trái của mình.
Ví dụ, một đứa trẻ hung hăng, tính cách bướng bỉnh làm xước một chiếc xe đắt tiền, khiến cha mẹ phải bồi thường một số tiền lớn. Đây là lý do tại sao cha mẹ không để con cái họ trải qua những hậu quả của việc phạm sai lầm.
Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi vì điều gì đó, cha mẹ không nên xem nhẹ mà hãy để trẻ thử gánh lấy hậu quả do mình gây ra, để lần sau chúng tránh mắc phải sai lầm tương tự. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là phải đánh mắng trẻ, mà phải trừng phạt bằng cách nào đó để trẻ phải nhớ bài học này.
- Các quy tắc đặt ra phải được thực thi nghiêm túc
Dù gia đình nào đi chăng nữa, việc đặt ra những quy tắc là điều cần thiết. Chỉ bằng cách thiết lập những quy tắc trong gia đình, trẻ mới ngoan ngoãn, thực hiện nghiêm túc mới giúp trẻ tránh mắc phải những sai lầm không đáng có.
Cha mẹ không cần đặt ra các quy tắc phức tạp mà chỉ cần thiết lập một vài quy tắc đơn giản như không gây ồn ào ở nơi công cộng, không tự ý lấy đồ chơi của người khác, không lãng phí thức ăn…
Sau khi lập ra các nội quy, cha mẹ và con cái nên thực hiện một cách nghiêm túc.