Mới đây, theo Sohu, câu chuyện về một vị phụ huynh sẵn sàng không tiếc tiền bỏ ra tới 34 tỷ đồng để mua lại một trung tâm đào tạo bóng rổ cho con đã khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Được biết, sự việc trên diễn ra tại một cơ sở đào tạo bóng rổ Thể thao Qiangsheng ở tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc. Với công việc kinh doanh đình trệ kéo theo doanh thu giảm nghiêm trọng đã khiến trung tâm này phải đối mặt với nguy cơ phá sản và đóng cửa.
Số học viên của trung tâm này lên đến 3000 người, nhưng thay vì có kế hoạch bồi thường và xoa dịu tâm lý, cơ sở này lại chối bỏ trách nhiệm, hủy toàn bộ lịch lên lớp trước đó đã có kế hoạch và không hoàn lại học phí cho các em học sinh.
"Số tiền học phí chúng tôi đã bỏ ra thì sao? Không có chi phí bồi thường thỏa đáng à?" - một phụ huynh bức xúc lại bình luận.
Chỉ vì kinh doanh thua lỗ mà trung tâm đào tạo bóng rổ khiến gia đình những em đăng ký học phải điêu đứng vì không nhận được tiền bồi thường. (Ảnh: Sina)
Nhận được tin dữ vào ngày 24/2, phụ huynh có con đang theo học trung tâm này đã rất tức giận và lo lắng. Bởi số học viên của trung tâm này lên đến 3000 người và hầu hết con của họ đều quen với môi trường học và đã chi trả học phí lên tận một năm. Thậm chí nhiều người còn kéo tới cơ sở này để biểu tình và bắt người đại diện phải có lời giải thích thỏa đáng.
Tuy nhiên, thay vì có kế hoạch bồi thường và xoa dịu tâm lý, cơ sở này lại chối bỏ trách nhiệm, hủy toàn bộ lịch lên lớp trước đó đã có kế hoạch và không hoàn lại học phí cho các em học sinh.
Trước vấn đề nan giải này, phía công an cũng đã vào cuộc nhưng không có kết quả gì. Tưởng chừng đi vào bế tắc, vào hôm sau, ngày 25/2, anh Wang - một phụ huynh có con học ở đây đã liên hệ, gặp trực tiếp giám đốc của trung tâm này và mong muốn sẽ đầu tư 10 triệu NDT để tiếp quản lại cơ sở đào tạo này.
(Ảnh: Sina)
Khi được hỏi lý do, anh Wang không chút ngần ngại chia sẻ con trai anh là một đứa trẻ có niềm đam mê mãnh liệt với bóng rổ, ước mơ sau này sẽ trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Chứng kiến con mình buồn bã và chán nản đến mức không thiết ăn uống vì không được học tiếp bóng rổ, anh Wang quyết định sẽ vì tương lai của mà làm tất cả.
"Gia đình chúng tôi rất coi trọng vấn đề giáo dục, sở thích của con. Thằng bé là con một nữa nên hai vợ chồng tôi không mong muốn con trai mình bị gián đoạn đam mê.
Trung tâm này con tôi đã theo học được nhiều năm, huấn luyện viên, các bạn trong team đều rất tốt nên tôi hoàn toàn yên tâm gửi gắm con vào nơi này. Vừa qua có một số lùm xùm nơi đây khiến nhưng tôi cũng là dân kinh doanh nên việc này đối với tôi không phải quá khó khăn, tôi có thể hỗ trợ được". Anh Wang nói.
Theo vị phụ huynh này tiết lộ, bên cạnh công việc kinh doanh ở công ty, anh còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư bất động sản với doanh thu nghìn tỷ. Nhìn xa đến việc ngành thể thao sẽ là xu hướng mở phát triển trong tương lai nên anh Wang phải nắm bằng được "cơ hội ngàn vàng" này.
Được biết, sau khi hoàn thành thủ tục mua lại và tiếp quản, ngày 3/3 vừa rồi, cơ sở đào tạo bóng rổ Thể thao Qiangsheng đã chính thức trở lại hoạt động. Bên cạnh ổn định lại công việc kinh doanh, anh Wang cho biết sẽ tiếp tục mở rộng thêm địa bàn kinh doanh và mời huấn luyện viên nổi tiếng về giảng dạy.
Trung tâm đào tạo này đã được mở cửa trở lại và đi vào hoạt động dưới danh nghĩa một chủ quản lý mới. (Ảnh: Sina)
Khi câu chuyện này được lan truyền rộng rãi, nhiều người đã dành lời khen ngợi và gọi phụ huynh này là "ông bố của năm". Thực tế việc đầu tư cho con cái vốn là chuyện không còn xa lạ. Không chỉ có sẵn sàng chi ra số tiền khủng, nhiều phụ huynh còn quyết định vay trả góp để mua nhà cho con học đại học.
Lo việc học của con, lo nhà cho con, bây giờ còn nuôi dưỡng đam mê cho con... khiến không ít người bày tỏ nghi ngại về việc đang "chiều" con và tự ôm cho mình gánh nặng tài chính.
Tuy nhiên, theo số liệu từ South China Morning Post, những năm gần đây, từ nhà đất đến chung cư tại giá liên tục tăng giá mạnh. Nguyên nhân là do có sự chênh lệch về cung và cầu, nguồn cung bất động sản chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư, mua để sử dụng của người dân; do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, lãi vay khi thực hiện dự án tăng lên; do dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ các lĩnh vực khác dồn vào trú ẩn trong lĩnh vực bất động sản.
(Ảnh: Sina)
Theo đó, đến từ việc nguồn cung xuống thấp, do vướng mắc pháp lý, quỹ đất khan hiếm, mà giá nhà cũ sẽ liên tục tăng mạnh ngoài kỳ vọng của chủ sở hữu. Do vậy, chính việc đầu tư "mát tay" của phụ huynh cho con sẽ là "bàn đẩy" để họ thu được lợi nhuận từ hoạt động của trung tâm, ngoài ra "lãi mẹ đẻ lãi con" còn khiến số tiền bỏ ra ban đầu thu về gấp nhiều lần.