Kỹ năng sống

Tôi 60 tuổi, từng thu nhập 34 triệu đồng/tháng, có tiền tỷ nhưng, vợ ốm, con mua nhà vẫn quyết không chi tiền: về già tưởng sướng ai ngờ càng sống lâu càng khốn khổ

Thu nhập 34 triệu đồng vẫn sồng tằn tiện hết mức

Tôi tên Lý Hải Phong, năm nay tôi 60 tuổi. Tôi sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, thậm chí vẫn có những lúc làm không đủ ăn. Tuy vậy, bằng những đồng lương ít ỏi của mình, bố mẹ tôi vẫn luôn cố gắng đem lại cho tôi và chị gái một cuộc sống hạnh phúc.

Tôi vốn siêng năng và ham học, lại có thêm sự quan tâm và dẫn đường chỉ lối từ cha mẹ, nên sau khi học xong cấp 3, thành tích của tôi đủ để được nhận vào học ngành kế toán tại một trường cao đẳng địa phương.

Tôi 60 tuổi, từng thu nhập 34 triệu đồng/tháng, có tiền tỷ nhưng, vợ ốm, con mua nhà vẫn quyết không chi tiền: về già tưởng sướng ai ngờ càng sống lâu càng khốn khổ- Ảnh 1.

Sau khi tốt nghiệp, tôi được phân công làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước, nơi sẽ gắn bó với tôi trong hơn 30 năm sau này. Trong suốt quá trình làm việc, tôi đã làm việc tận tâm và đóng góp hết mình cho đơn vị. Tuy khởi đầu có nhiều gian nan, công việc tương đối vất vả, lương không cao, thưởng không nhiều, nhưng nhờ vào sự kiên trì và cố gắng không ngừng, tôi đã từng bước tiến lên trong sự nghiệp và cuộc sống cũng dần dần trở nên dễ chịu hơn.

Dù đời sống đã được cải thiện hơn, nhưng có thể do những trải nghiệm từ tuổi thơ khó khăn, tôi đã hình thành một lối sống tằn tiện, tiết kiệm từ sớm và duy trì lối sống ấy cho đến những năm tháng sau này, thậm chí là sau khi kết hôn. Vợ tôi cũng là nhân viên doanh nghiệp nhà nước, tính tình hiền lành, chu đáo. Cả hai vợ chồng chúng tôi có tổng thu nhập hàng tháng là 10.000 nhân dân tệ (34 triệu VNĐ), một số tiền này đủ để trang trải chi phí cơ bản hàng ngày. Tuy vậy, vì muốn đem lại cho con cái một cuộc sống đủ đầy, cả hai chúng tôi đều thường nhận làm thêm việc ngoài giờ và cố gắng hết sức để tiết kiệm tiền.

Sống keo kiệt với cả vợ con

Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Bây giờ con trai tôi đã lập gia đình, tôi cũng dần đến tuổi nghỉ hưu. Vào năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, tôi nhận được khoản tiền 1 cục gần 300.000 nhân dân tệ (1,03 tỷ VNĐ). Nếu tính thêm cả những khoản thu nhập và tiết kiệm khác, tôi nghĩ rằng số tiền này sẽ giúp tôi có được cuộc sống thoải mái hơn trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.

Con trai tôi từ sau khi tốt nghiệp đã làm việc ở một công ty nước ngoài với mức lương hàng tháng hơn 10.000 nhân dân tệ. Để thuận tiện cho việc đi lại đi làm, nó đã mua một căn nhà ở gần công ty, nhưng căn nhà này có kết cấu tương đối đơn giản và kiến trúc đã bắt đầu xuống cấp, không tránh khỏi một vài bất tiện trong sinh hoạt

Vấn đề phát sinh khi vài năm sau, con trai tôi nói với tôi rằng nó muốn mua một căn nhà mới. Tôi biết tình hình tài chính của vợ chồng nó rất tốt nhưng việc mua nhà mới vẫn cần phải đi vay một khoản tiền lớn. Tôi khuyên nó rằng mới trả hết nợ thế chấp được vài năm thì không nên lãng phí trong khi có thể sống ở căn nhà cũ đó thêm một thời gian nữa.

Không nghe lời khuyên của tôi, con trai tôi vẫn đi vay tiền mua nhà mới. Một thời gian sau, trong lúc sửa sang, nó lại đến gặp tôi và xin tôi mượn một ít tiền để trang hoàng thêm cho căn nhà. Vậy nhưng tất cả số tiền đó vẫn chưa đủ, vì vợ chồng nó muốn sắm thêm những sản phẩm cao cấp.

Khi chúng hỏi mượn thêm tiền, tôi đã nhất quyết từ chối và chúng bắt đầu thể hiện sự bất bình đối với vợ chồng tôi. Trong một cuộc họp mặt, con dâu tôi thậm chí đã trực tiếp phê phán rằng tôi quá kẹt xỉ và hoàn toàn không quan tâm đến con trai mình. Sau ngày hôm đó, gia đình con trai tôi không còn nhiệt tình đến thăm vợ chồng tôi nữa, cũng vắng mặt trong cả các dịp lễ Tết.

Thực ra tôi luôn quan tâm đến con cái và muốn hỗ trợ cho chúng, nhưng việc chiều chuộng con quá mức chính là làm hại chúng.

Tôi đã nỗ lực rất nhiều để mang lại cho cai trai mình một nền giáo dục tốt nhất, và giờ đây, khi đã trưởng thành đủ lông đủ cánh, nó sẽ phải tự mình làm chủ cuộc sống của bản thân.

Hơn nữa, số tiền vợ chồng tôi đã tiết kiệm được sẽ dùng cho việc nghỉ hưu chứ không phải để thỏa mãn cuộc sống xa hoa của giới trẻ!

photo-1711078544811

 

Kế hoạch là vậy nhưng kể từ khi nghỉ hưu, tôi vẫn hết lần này đến lần khác trì hoãn lịch đi khám sức khỏe của hai vợ chồng. Lúc đó, tôi chỉ đơn giản cảm thấy việc không mắc bệnh nặng mà vẫn bỏ số tiền lớn đi khám thì thật là lãng phí. Cứ ngày qua ngày trì hoãn, rồi hết tuần, hết tháng, hết năm. Đến đầu năm nay, vợ tôi đột nhiên nói không muốn ăn, tiếp nối là những cơn đau dữ dội liên tục kéo đến hành hạ cô ấy.

Theo thời gian, các triệu chứng ngày càng thường xuyên và trầm trọng hơn. Một đêm nọ, vợ tôi đau đến mức không thể nói được, khiến tôi vô cùng lo lắng. Tôi lập tức đưa cô ấy đến bệnh viện để khám vào ngày hôm sau.

Vợ tôi đã mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn hai. Tôi như bị sét đánh ngang tai khi nghe chẩn đoán của bác sĩ. Sự hối hận lập tức bao trùm tâm trí tôi. Tôi biết rất rõ, nếu hàng năm chịu khó đi khám tổng quát thì bệnh tình của cô ấy đã được phát hiện sớm hơn.

Bác sĩ nói cần phải phẫu thuật để nhanh chóng giải quyết vấn đề, tránh chần chừ khiến bệnh tình tiến triển xấu thêm. Tôi giờ đây sẵn sàng chi bao nhiêu tiền cũng được miễn là tôi có thể giữ cho vợ tôi khỏe mạnh.

Vậy nhưng sau ca phẫu thuật, sức khỏe vợ tôi vẫn ngày một xấu đi, cần được theo dõi và điều trị đặc biệt. Ngắm nhìn gương mặt xanh xao của cô ấy, tôi cảm thấy quá đỗi ân hận.

Bây giờ tôi chỉ mong vợ tôi có thể dần bình phục để chúng tôi có được cơ hội sắp xếp lại cuộc sống hưu trí của mình. Tôi muốn được ở bên vợ mình đến hết cuộc đời, giống như chúng tôi ở bên nhau trong suốt những năm tháng trai trẻ.

Bỏ lỡ cả cuộc sống của chính mình vì tiết kiệm

Khi bắt đầu nghỉ hưu, trong lòng tôi có một số mong đợi nho nhỏ. Tôi nghĩ rằng sau hàng chục năm làm việc, cuối cùng tôi cũng có thể dừng lại và có thời gian phát triển một số sở thích nhỏ trong cuộc sống. Tôi muốn đăng ký một lớp học thư pháp, luyện tập thư pháp trong thời gian rảnh rỗi. Tôi cũng muốn học nhiếp ảnh, ngày ngày xách máy đi lưu giữ vẻ đẹp thanh bình của cuộc sống.

Tôi 60 tuổi, từng thu nhập 34 triệu đồng/tháng, có tiền tỷ nhưng, vợ ốm, con mua nhà vẫn quyết không chi tiền: về già tưởng sướng ai ngờ càng sống lâu càng khốn khổ- Ảnh 3.



Nhưng sau khi suy nghĩ, tôi đã từ bỏ hầu hết những suy nghĩ đó. Việc tham gia các lớp học kỹ năng đồng nghĩa với việc tốn thêm một khoản phí kha khá. Tôi vẫn nghĩ rằng tốt hơn hết là nên sử dụng ngân sách một cách tiết kiệm, để không bị hạn chế về tài chính do chi tiêu quá mức trong cuộc sống sau này.

Tôi chỉ đọc báo ở nhà, tập Thái Cực Quyền, thi thoảng cùng vợ nhảy vài điệu khiêu vũ đơn giản tại nhà. Ngày qua ngày, tôi cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán. Bạn bè của tôi đều có những thú vui nho nhỏ và niềm quan tâm của riêng họ, trong khi tôi và vợ chỉ sống một cuộc sống gia đình đơn điệu.

Có những lúc, tôi cảm thấy mình đã sống quá hà tiện và lẽ ra tôi đã có thể tận hưởng nhiều niềm vui hơn trong những năm cuối đời. Nếu sau này thể chất của vợ tôi được cải thiện, chắc chắn tôi sẽ bỏ ra một số tiền để đăng ký đoàn du lịch, đồng thời cô ấy cũng có thể đi học khiêu vũ để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của chúng tôi.

Bài học thấm thía, muộn còn hơn không

Tôi 60 tuổi, từng thu nhập 34 triệu đồng/tháng, có tiền tỷ nhưng, vợ ốm, con mua nhà vẫn quyết không chi tiền: về già tưởng sướng ai ngờ càng sống lâu càng khốn khổ- Ảnh 4.

Trong những tháng ngày ở bệnh viện, tôi lặng lẽ suy nghĩ về cuộc sống hưu trí của mình trong những năm qua. Tôi đã suy ngẫm xem liệu mình có quá ích kỉ, quá dựa dẫm vào định kiến của bản thân trong nhiều quyết định mà bỏ qua tình cảm của gia đình hay không.

Lẽ ra tôi có thể thông cảm cho việc con trai tôi theo đuổi cuộc sống mới và hỗ trợ nó nhiều hơn. Ngay cả khi tôi không đồng ý với những quyết định xa xỉ ấy, tôi có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách nhẹ nhàng hơn thay vì tát gáo nước lạnh vào vợ chồng chúng.

Lẽ ra tôi không nên trì hoãn việc khám sức khỏe chỉ để tiết kiệm tiền. "Sức khỏe quý hơn vàng", giờ đây tôi thấm thía câu châm ngôn này.

Lẽ ra tôi phải trân trọng mọi khoảnh khắc bên vợ mình, bỏ đi sự cứng ngắc mà làm phong phú thêm đời sống của hai vợ chồng với những buổi sáng viết thư pháp, buổi trưa đọc sách, buổi chiều chụp choẹt và buổi đêm khiêu vũ. Tiền là công cụ để phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không để bày trong tủ kính. Đến khi vợ tôi bình phục, tôi chắc chắc sẽ khiến cho cuộc sống của cô ấy thêm màu sắc, thêm hạnh phúc.

Tôi dự định sẽ nói chuyện vui vẻ với con trai để bày tỏ suy nghĩ của mình và tôi hy vọng cháu nó có thể hiểu được. Tôi sẽ mời cả hai vợ chồng chúng cùng chúng tôi dùng bữa và giải quyết hết những bất hòa trước đây.

"Gia đình là điều quý giá nhất trong cuộc đời". Khi đã thông hiểu được câu nói này, tôi sẽ cố gắng hết sức để bù đắp những tiếc nuối những năm tháng qua. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm