Khoa học

Tìm ra hai giải pháp đột phá trong xử lý rác thải nhựa

Tóm tắt:
  • Xử lý rác thải nhựa là nhiệm vụ cấp bách toàn cầu với khoảng 450 triệu tấn rác được tạo ra mỗi năm.
  • Nghiên cứu tại ORNL giới thiệu quy trình "chỉnh sửa polymer" cải thiện chất lượng tái chế nhựa hơn phương pháp truyền thống.
  • Phương pháp mới này cho phép nâng cấp và gia cố nhựa, giảm ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng.
  • Đại học Northwestern phát triển phương pháp phân hủy nhựa bằng hơi ẩm từ không khí, an toàn và tiết kiệm hơn.
  • Những đổi mới này có tiềm năng cách mạng hóa tái chế nhựa và giúp tái sử dụng không làm giảm chất lượng.

Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (ORNL) ở Mỹ vừa công bố một quy trình tái chế rác thải nhựa được cho là tốt nhất từ trước đến nay. Quy trình này không chỉ hứa hẹn thay đổi cách chúng ta xử lý rác thải nhựa mà còn giúp nâng cao chất lượng và độ bền của sản phẩm tái chế.

Xử lý rác thải nhựa là vấn đề mang tính toàn cầu.

Xử lý rác thải nhựa là vấn đề mang tính toàn cầu.

Khác với phương pháp tái chế truyền thống, thường làm suy yếu vật liệu qua nhiều lần nấu chảy, quy trình mới mang tên “chỉnh sửa polymer” sử dụng các phản ứng hóa học tiên tiến để cải thiện nhựa tái chế. Theo E+E Leader, quy trình này giống như việc cải tạo một ngôi nhà thay vì chỉ phá bỏ và xây dựng lại. Trong khi tái chế truyền thống chỉ tạo ra những mảnh vụn, chỉnh sửa polymer cho phép nâng cấp và gia cố vật liệu, từ đó mang lại kết quả tốt hơn.

Phương pháp của ORNL không chỉ giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiết kiệm năng lượng và tạo ra các vật liệu có chức năng nâng cao. Nhà nghiên cứu chính, Jeffrey Foster, cho biết: “Quy trình này có thể tạo ra tác động đáng kể, cho phép phân hủy và tái sử dụng các vật liệu khó tái chế như polyurethane và epoxy”.

Hiện nay, khoảng 450 triệu tấn rác thải nhựa được tạo ra mỗi năm, nhưng chỉ 9% trong số đó được tái chế, và nhựa trong nhóm này chỉ có thể được tái chế 2-3 lần trước khi không còn khả năng sử dụng. Quy trình cách mạng của ORNL có thể làm tăng tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tác động của rác thải nhựa, đặc biệt là đối với sinh vật biển.

Bên cạnh đó, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Northwestern (Mỹ) cũng đã phát triển một phương pháp mới có khả năng phân hủy nhựa chỉ bằng hơi ẩm từ không khí. Phương pháp này sử dụng chất xúc tác gốc molypden và than hoạt tính để phá vỡ các liên kết hóa học trong nhựa polyethylene terephthalate (PET) - loại nhựa phổ biến trong chai, hộp đựng thực phẩm và vải polyester.

Nhiều biện pháp nhằm tái chế rác thải nhựa đã được đưa ra.

Nhiều biện pháp nhằm tái chế rác thải nhựa đã được đưa ra.

Sau khi nhựa được phân hủy hóa học, độ ẩm trong không khí sẽ kích hoạt phản ứng chuyển đổi nhựa thành các monome có giá trị, có thể tái chế thành nhựa hoàn toàn mới hoặc các vật liệu có giá trị cao hơn.

Phương pháp này không chỉ an toàn hơn và tiết kiệm chi phí mà còn bền vững hơn so với tái chế truyền thống. Nó loại bỏ nhu cầu về dung môi độc hại, giảm thiểu năng lượng tiêu thụ và các sản phẩm phụ thải ra môi trường. Hệ thống này đã được thử nghiệm trên nhiều loại rác thải nhựa thực tế và cho thấy hiệu quả cao, thu hồi 94% vật liệu có thể sử dụng chỉ trong vòng 4 giờ.

Sự đổi mới này không chỉ có khả năng cách mạng hóa việc tái chế nhựa mà còn giúp tái sử dụng nhựa liên tục mà không làm giảm chất lượng. Trong bối cảnh lượng rác thải nhựa đang ở mức cao nhất mọi thời đại, việc tìm ra giải pháp cho vấn đề này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Bất động sản Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ diễn ra đợt “định giá lại” khi sáp nhập với Tp.HCM?

Mới đây, Thông tin Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến sáp nhập với Tp.HCM theo Nghị Quyết 60- NQ/TW gây chú ý cho thị trường bất động sản khu vực. Khi sáp nhập vào Tp.HCM, người mua bất động sản nơi đây sẽ giải toả được tâm lý “nhà ở tỉnh”, đồng thời các khu vực này được các chuyên gia dự báo có đợt “định giá lại” về mặt bằng giá bất động sản.

Digiworld ước lãi hơn trăm tỷ đồng quý I

Trong quý đầu năm, hầu hết các ngành kinh doanh của Digiworld đều tăng trưởng 2 chữ số về mặt doanh thu, riêng mảng thiết bị gia dụng tăng tới 90% nhờ đóng góp chính từ nhãn hàng Philips mới được phân phối.

23 tỉnh mới sau sáp nhập: Diện tích, dân số dự kiến sẽ thay đổi ra sao?

Được biết, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ.