Kỹ năng sống

Thường xuyên tỉnh giấc vào 3-4h sáng là “lời cầu cảnh báo âm thầm” 4 bệnh nguy hiểm, nhất là tiểu đường: Điều chỉnh 3 thói quen để có giấc ngủ chất lượng hơn


Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Chúng ta dành 1/3 cuộc đời mình cho việc ngủ, thế nên chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Ban đêm khi con người đi ngủ cũng là “thời điểm vàng” để các bộ phận bên trong cơ thể hồi phục sau cả ngày dài hoạt động năng suất. Nếu thường xuyên thức đêm sẽ dễ dẫn đến chức năng của các bộ phận giảm sút, kéo theo vô số bệnh tật.

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, nhiều người thường đột nhiên tỉnh giấc vào lúc 3-4h sáng, sau đó không ngủ lại được. Về lâu dài sẽ khiến tinh thần sa sút, sắc mặt hốc hác, không những “giày vò” về sức khỏe thể chất mà còn cả tinh thần.

Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng tỉnh giấc lúc nửa đêm? Đây có thể là hệ quả của một căn bệnh nào đó, chỉ cần tìm ra nguyên nhân cụ thể chắc chắn sẽ giải quyết được nỗi khổ mất ngủ.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thường xuyên đột nhiên tỉnh giấc vào lúc 3-4h sáng, và sau đó khó ngủ lại là gì? Tổ chức Y tế khuyến cáo: Hãy đến bệnh viện kiểm tra xem mình có mắc 4 bệnh dưới đây không.

    1. Bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, nhiều người bệnh thường đột nhiên thức giấc vào lúc 3-4h sáng, đây gọi là “hiện tượng bình minh” ở người bệnh tiểu đường. Bởi vì khi gần sáng, lượng glucocorticoid trong cơ thể sẽ xảy ra phản ứng với insulin. Tuy rằng khi đó cơ thể đã tiết ra một lượng lớn insulin, nhưng lượng insulin vẫn luôn ở mức thấp nhất.

Thường xuyên tỉnh giấc vào 3-4h sáng là “lời cầu cảnh báo âm thầm” 4 bệnh nguy hiểm, nhất là tiểu đường: Điều chỉnh 3 thói quen để có giấc ngủ chất lượng hơn - Ảnh 1.

Lượng insulin ở mức thấp nhất là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến huyết áp tăng cao, xuất hiện các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, đồng thời làm cân nặng người bệnh giảm sút. Khi đó, việc huyết áp không ổn định sẽ khiến thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, kích thích lớp vỏ não. Lời khuyên tốt nhất dành cho những ai đang gặp tình trạng trên là hãy đến bệnh viện kiểm tra lượng đường trong máu.

    2. Bệnh trầm cảm

Do phải chịu áp lực quá lớn trong khoảng thời gian dài, người mắc bệnh trầm cảm giai đoạn đầu sẽ hay thức giấc vào lúc 3-4h sáng, điều đó kích thích trực tiếp đến vỏ não, gây ra chứng rối loạn giấc ngủ, hoặc khó ngủ. Khi đó hãy chú ý tự theo dõi tình trạng giấc ngủ tại nhà, nếu hiện tượng này vẫn diễn ra liên tục, cần đến bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Thường xuyên tỉnh giấc vào 3-4h sáng là “lời cầu cảnh báo âm thầm” 4 bệnh nguy hiểm, nhất là tiểu đường: Điều chỉnh 3 thói quen để có giấc ngủ chất lượng hơn - Ảnh 2.

    3. Chứng rối loạn giấc ngủ

Đối với những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, có người cảm thấy khó ngủ, có người dù có thể đi vào giấc ngủ nhưng lại rất dễ tỉnh giấc. Tuy hội chứng này trong khoảng thời gian ngắn không gây hại cho cơ thể chúng ta, nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém, và một số hệ quả khác.

Thường xuyên tỉnh giấc vào 3-4h sáng là “lời cầu cảnh báo âm thầm” 4 bệnh nguy hiểm, nhất là tiểu đường: Điều chỉnh 3 thói quen để có giấc ngủ chất lượng hơn - Ảnh 3.

    4. Chứng thiếu máu

Các cơ quan trong cơ thể sẽ bắt đầu quá trình thải độc và giải độc từ 3-5h sáng. Nếu trong khoảng thời gian này thường thức giấc, cho thấy cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, dẫn đến tuần hoàn máu kém, đây cũng là một “hồi chuông cảnh báo” của cơ thể.

Trong khi ngủ, vỏ não bị ức chế, cơ thể sẽ dần thả lỏng, tốc độ lưu thông máu cũng chậm hơn, thậm chí có đôi khi lượng máu cung cấp cho tim không đủ. Thường xuyên thức giấc vào gần sáng do lượng máu cung cấp không đủ, chủ yếu vì thiếu máu cơ tim sẽ ảnh hưởng đến thiếu máu não, não khi gặp kích thích sẽ tự tỉnh giấc để tim được cung cấp máu ổn định.

Làm thế nào để hạn chế việc tỉnh giấc lúc gần sáng?

Tự điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Trước khi đi ngủ hãy uống một cốc sữa. Sữa rất giàu chất đạm, cung cấp đủ dinh dưỡng cơ thể cần. Bên cạnh đó, sữa giúp xoa dịu thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, trước khi ngủ phải hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại, nếu không sẽ kích thích thần kinh và vỏ não, gây khó ngủ hoặc ngủ không sâu.

Thường xuyên tỉnh giấc vào 3-4h sáng là “lời cầu cảnh báo âm thầm” 4 bệnh nguy hiểm, nhất là tiểu đường: Điều chỉnh 3 thói quen để có giấc ngủ chất lượng hơn - Ảnh 4.

Trước khi ngủ dùng lược chải tóc

Trên đầu con người có rất nhiều huyệt, dùng lược chải tóc nhẹ nhàng sẽ giúp massage và kích thích các huyệt, thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, để đầu óc thư giãn. Trong đời sống hằng ngày, nhiều người “sử dụng” trí óc quá nhiều, khiến não bộ kiệt sức, dẫn đến việc ngủ không ngon. Nếu muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ, hãy thường xuyên dùng lược chải tóc trước khi ngủ.

Thường xuyên tỉnh giấc vào 3-4h sáng là “lời cầu cảnh báo âm thầm” 4 bệnh nguy hiểm, nhất là tiểu đường: Điều chỉnh 3 thói quen để có giấc ngủ chất lượng hơn - Ảnh 5.

Ngâm chân trước khi ngủ

Trước khi ngủ bạn cũng có thể thử ngâm chân, bởi vì lòng bàn chân con người cũng có nhiều huyệt, thường xuyên dùng nước ấm ngâm chân sẽ hỗ trợ kích thích các huyệt, tăng cường tuần hoàn máu. 

Dùng nước ngâm chân trong khoảng 30-40 độ C là tốt nhất. Nếu nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngâm chân khoảng 30 phút, sau đó massage nhẹ nhàng giúp thư giãn và ngủ ngon hơn.

Thường xuyên tỉnh giấc vào 3-4h sáng là “lời cầu cảnh báo âm thầm” 4 bệnh nguy hiểm, nhất là tiểu đường: Điều chỉnh 3 thói quen để có giấc ngủ chất lượng hơn - Ảnh 6.

Nguồn Aboluowang

Cùng chuyên mục

Đọc thêm