Doanh nghiệp

Tập đoàn TH xây nhà máy chế biến thực phẩm sạch tại Thái Bình

Lễ động thổ nhà máy chế biến thực phẩm sạch Thái Bình diễn ra tại xã Quỳnh Trang, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vào sáng 18/2. Đây là nhà máy thứ 4 của Tập đoàn TH tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ cao, sở hữu các dây chuyền thiết bị hiện đại, đồng bộ, nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...

Đại diện UBND tỉnh Thái Bình và Tập đoàn TH thực hiện nghi thức động thổ dự án Nhà máy chế biến thực phẩm sạch Thái Bình. Ảnh: Mạc Hóa

Đại diện UBND tỉnh Thái Bình và Tập đoàn TH thực hiện nghi thức động thổ dự án nhà máy chế biến thực phẩm sạch Thái Bình. Ảnh: Mạc Hóa

Theo ông Ngô Minh Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH, nhà máy đặt tại Thái Bình sẽ tận dụng được lợi thế của vùng nguyên liệu nông sản dồi dào. Ngoài ra, tập đoàn sẽ đồng hành cùng người nông dân phát triển các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm công nghệ cao, góp phần phát huy thế mạnh của tỉnh và các vùng lân cận. Nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ tạo thu nhập cho hàng nghìn nông dân trong các vùng nguyên liệu an toàn mà tỉnh Thái Bình đã quy hoạch theo tiêu chuẩn chất lượng của TH.

"Chúng tôi sẽ hướng dẫn người nông dân các quy trình để sản phẩm đầu ra được sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP và tiêu chuẩn Organic của châu Âu và Mỹ", ông Ngô Minh Hải nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, ông Nguyễn Khắc Thận đánh giá cao những dự án đầu tư của Tập đoàn TH đã triển khai trong thời gian vừa qua đều tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm chất lượng theo chiều hướng phát triển bền vững và có lợi cho sức khỏe, được người tiêu dùng ghi nhận.

"Khi đi vào hoạt động, dự án này sẽ giúp xây dựng và phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ hữu cơ trong sản xuất rau, củ, quả và nông sản chất lượng cao trên địa bàn toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương", ông Nguyễn Khắc Thận cho biết.

Những cánh đồng mẫu lớn trồng lúa của TH tại Thái Bình sẽ cung cấp một phần nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm sạch Thái Bình. Ảnh: Hà Lan

Những cánh đồng mẫu lớn trồng lúa của TH tại Thái Bình sẽ cung cấp một phần nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm sạch Thái Bình. Ảnh: Hà Lan

Trong giai đoạn một, nhà máy dự kiến hoàn thành xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất cháo tươi dinh dưỡng ăn liền và các sản phẩm tương ớt, tương cà. Dây chuyền sử dụng công nghệ tiệt trùng Retort cao áp dạng phun tự động giúp thời gian xử lý nhiệt được rút ngắn, qua đó lưu giữ tối đa độ tươi ngon, hương vị và các chất dinh dưỡng tự nhiên của nguyên liệu mà vẫn đảm bảo tiêu diệt vi sinh vật gây hại.

Dây chuyền sản xuất tương ớt, tương cà trực tiếp từ quả cà chua tươi, ớt tươi tự nhiên, tự động hoàn toàn từ khâu tiếp nhận, sơ chế quả tươi đến chế biến, đóng gói, sử dụng công nghệ trích ly hot-break, cho thu dịch quả đậm đặc từ quả tươi. Tính ưu việt của công nghệ này là xử lý quả nguyên liệu ở nhiệt độ cao ngay trong khi đang nghiền để bất hoạt các enzyme có trong quả, giúp dịch nguyên chất thu được giàu chất xơ hơn, đặc sệt hơn.

Các sản phẩm tươi sạch từ thiên nhiên là nguồn nguyên liệu của nhà máy chế biến thực phẩm sạch Thái Bình. Ảnh: FVF

Các sản phẩm tươi sạch từ thiên nhiên là nguồn nguyên liệu của nhà máy chế biến thực phẩm sạch Thái Bình. Ảnh: FVF

Ở giai đoạn hai, nhà máy sẽ lắp đặt dây chuyền sản xuất cơm ăn liền, sử dụng công nghệ nấu cơm chia khay vô trùng đến từ Nhật Bản. Dây chuyền thiết kế tự động hoàn toàn từ khâu sơ chế, tiệt trùng gạo, nấu cơm, đóng hộp vô trùng. Công nghệ nấu, ủ và làm nguội tiên tiến, giúp giữ được hương vị thơm ngon, cấu trúc mềm dẻo của từng hạt cơm và thức ăn.

"Nhờ công nghệ hiện đại, mang tính đột phá, tất cả các sản phẩm của nhà máy đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt hạn sử dụng mà không sử dụng bất kỳ hóa chất bảo quản nào", đại diện Tập đoàn TH chia sẻ.

Nhà máy chế biến thực phẩm sạch Thái Bình là nhà máy đầu tiên trong lĩnh vực chế biến thực phẩm mặn của Tập đoàn TH. Trước đó, tập đoàn này đã đưa vào vận hành 3 nhà máy chế biến sữa và đồ uống gồm nhà máy sữa tươi sạch TH và nhà máy nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên (Nghệ An); nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ (Sơn La).

Các tin khác

Bi kịch dân văn phòng thời đại: Đi làm cả năm không dám sắm iPhone xịn, xe máy đẹp, không mơ mua ô tô chỉ để cố nuôi một "cô ô sin"

Sau Tết, giá ô sin vọt tăng 'phi mã' khiến bao gia đình rơi vào cảnh lao đao. Nhiều gia đình trung lưu đành phải 'cắn răng' nịnh nọt, trả lương hời để níu chân, số khác thì ngậm ngùi tạm... nghỉ việc văn phòng vì không 'gánh' nổi kinh tế!

Từng thua lỗ đến mức kiểm toán "Không thể đưa ra ý kiến", một doanh nghiệp đem 6 triệu cổ phiếu Eximbank đi thế chấp đã lật ngược thế cờ như thế nào?

Một doanh nghiệp sở hữu 13 triệu cổ phiếu EIB từ năm 2013, gặp khó khăn trong kinh doanh nhiều năm liên tiếp, đến mức trong BCTC gần nhất, kiểm toán không thể đưa ra ý kiến. Nhờ sự tăng giá tích cực của cổ phiếu nói chung và cổ phiếu EIB nói riêng trong năm 2021, doanh nghiệp đã lật ngược tình hình.

Chiếm đoạt gần 4 tỷ đồng của ngân hàng bằng hợp đồng giả

Huyền lập khống hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hai thửa đất, sau đó Huyền lấy danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tân Thiên Sơn dùng hai thửa đất của ông Chung và ông Bưởi làm tài sản đảm bảo để vay vốn rồi chiếm đoạt của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhiều tỷ đồng.

Từ sinh viên đứng áp chót, chật vật vì trượt môn đến người được mệnh danh là thiên tài của Huawei: ‘Đòn phản công’ xuất chúng gói trong 2 chữ!

Khái niệm "lương năm 2 triệu nhân dân tệ" dành cho sinh viên đại học vừa ra trường là gì? Đó là một con số mà rất ít sinh viên mới ra trường có thể tưởng tượng được, nhưng không phải không thể. Vậy cách làm là gì?

Giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%: Doanh nghiệp rối như canh hẹ, Cục thuế có thư ngỏ hướng dẫn

Chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% xuất phát từ mục tiêu giúp các doanh nghiệp, người dân giảm bớt một phần khó khăn về kinh tế, đồng thời tạo đà phục hồi trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc. Đã hơn nửa tháng kể từ khi Nghị định 15/2022/NĐ-CP có hiệu lực, thực trạng áp dụng quy định vẫn “rối như canh hẹ”.

Hà Nội: Cư dân đề nghị giữ 2 hồ nước sắp bị san lấp để đấu giá đất

Mới đây, người dân phường Ngọc Thụy, quận Long Biên nhận được thông tin 2 hồ Xuân Quế - Sơn Thủy (Tổ dân phố 11, 12) sẽ bị san lấp và chuyển đổi thành đất ở. Việc này đã khiến người dân bất bình vì cho rằng việc lấp này sẽ mất đi hồ sinh thái điều hòa, tạo cảnh quan cũng như điều hòa không khí cho cả khu vực.