Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV của Tổng cục Thống kê (GSO), tính đến thời điểm 21/12/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 10,03% so với cuối năm 2022 (cùng thời điểm năm trước tăng 3,85%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 10,85% (cùng thời điểm năm trước tăng 5,99%).
Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 11,09%, thấp hơn mức cùng thời điểm năm trước tăng 12,87%. Trước đó, theo số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến ngày 20/12, tín dụng đã tăng 10,85% so với thời điểm cuối năm 2022.
Tổng cục Thống kê cho biết trong năm 2023, các tổ chức tín dụng đã thực hiện chính sách tín dụng an toàn, lành mạnh, duy trì ổn định mặt bằng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp.
NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất với mức giảm từ 0,5%-2%/năm, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh trong những tháng cuối năm. Tuy vậy, tình trạng dư thừa vốn tại ngân hàng thương mại vẫn tiếp diễn do cầu tín dụng của nền kinh tế ở mức thấp.
Điều đó dẫn đến việc giảm mạnh lãi suất huy động cuối năm, ngược với xu hướng những năm trước do đây là thời điểm ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất huy động, triển khai chương trình khuyến mại để thu hút vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của người dân và doanh nghiệp.
Hiện nay, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,3-10,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 3,8%/năm.
Tỷ giá trung tâm năm 2023 về cơ bản ổn định nhờ việc điều