Chỉ số LMI tháng 3 ghi nhận mức thấp nhất trong hơn 6 năm các chuyên gia theo dõi chỉ số, đạt 51,1 điểm, giảm hơn 3 điểm so với hồi tháng 2.
Chỉ số LMI được đánh giá dựa trên nghiên cứu thu thập câu trả lời của hơn 100 chuyên gia về các chuyển động và xu hướng của ngành logistics thông qua 8 chỉ số chính gồm: mức hàng hóa tồn kho, chi phí tồn kho, khả năng lưu kho, hiệu năng sử dụng kho bãi, năng lực vận chuyển, hiệu suất vận chuyển và chi phí vận chuyển. Các chỉ số này được tổng hợp và thể hiện thông qua chỉ số chung LMI.
Theo các chuyên gia, chỉ số LMI trên 50 vẫn cho thấy khả năng tăng trưởng của ngành logistics. Ngược lại, khi chỉ số này dưới 50 cảnh báo sự thu hẹp của thị trường logistics.
Trong tháng 3, các chỉ số chính trong bộ chỉ số LMI như giá vận tải, hiệu suất vận chuyển, năng lực vận tải tiếp tục giảm.
Cụ thể, các chuyên gia đánh giá, giá cước vận chuyển đang duy trì mức thấp kỷ lục khi chỉ số giảm 5 điểm xuống mức 31,1 điểm. Ngoài ra, chỉ số hiệu suất vận chuyển cũng lần đầu không ghi nhận xu hướng tăng trưởng từ năm 2023. Năng lực vận tải dư thừa cho thấy nhu cầu về dịch vụ tiếp tục giảm.
Một số thách thức trong vận chuyển được các nhà nghiên cứu đánh giá: "Sự suy thoái về vận chuyển hàng hóa bùng phát trở lại vào tháng 3". Các hãng vận chuyển giảm khối lượng là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng logistics tháng 3 chậm lại.
Theo chuyên gia LMI, nhu cầu vận chuyển giảm kéo dài khiến các hãng vận tải đang phải vật lộn để lấp đầy công suất đã cải thiện trong thời gian qua. Ngoài ra, các hợp đồng đã hết hạn khiến một số doanh nghiệp nhập khẩu lựa chọn giữ mức giá thấp hoặc tận dụng sự tiện lợi của hình thức giao ngay.
Tình hình tăng trưởng chậm diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động.
"Đây là chỉ số thấp nhất trong hơn 6 năm theo dõi LMI, nhưng ngành vẫn ghi nhận sự thăng trưởng", các nhà nghiên cứu tại LMI viết. Đồng thời, một số lãnh đạo doanh nghiệp logistics cũng đánh giá mức độ suy thoái trong nửa cuối năm nay.
(theo DCVelocity)