Những năm gần đây, chuyển đổi số trong ngành y tế đã ghi nhận sự thay đổi nhanh chóng với nhiều thành tựu. Không chỉ các đơn vị lớn, nhiều doanh nghiệp SMB cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng mạnh dạn đầu tư các hệ thống hạ tầng thông tin hiện đại, bao gồm: hệ thống thông tin bệnh án, ghi chú lâm sàng, hình ảnh chẩn đoán, dữ liệu dịch tễ học, hành vi người bệnh...
Trước đây, một bệnh nhân chỉ có thể tích lũy vài tập hồ sơ giấy ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe thì ngày nay, một bệnh nhân trung bình có thể sẽ tích lũy lên đến 80 MB dữ liệu về sức khỏe mỗi năm. Con số này có khả năng tăng theo cấp số nhân.
Với sự chuyển đổi của y học sang kỹ thuật số, sự gia tăng các thiết bị tạo dữ liệu mới để theo dõi sức khỏe và thông tin bộ gen, chúng ta có thể hướng tới một phương thức mới: mọi khía cạnh bệnh sử đều có thể được giao tiếp, lưu trữ, và quản lý.
Nhờ khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã có thể theo dõi và chuẩn đoán căn cứ trên số liệu của từng người thay vì đưa ra kết luận trừu tượng từ các quần thể rộng. Dữ liệu từ thời điểm một đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành có thể tổng hợp để tạo ra một bức tranh toàn cảnh về tình trạng y tế. Bộ dữ liệu này là cơ quan kỹ thuật số, cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng một cái nhìn mới về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và giúp so sánh ẩn danh từng bệnh nhân trên cơ sở 1-1 dễ dàng hơn.
Một khi bộ dữ liệu này có sẵn và hoàn chỉnh sẽ trở thành một công cụ có giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe của từng bệnh nhân. Nhờ phân tích dữ liệu và các kỹ thuật tiên tiến, thông tin này lại tiếp tục được sử dụng để mở rộng tổng thể thông tin và kiến thức y tế, cho phép áp dụng những hiểu biết sâu sắc (ẩn danh) từ các phương pháp điều trị bệnh nhân trên quy mô rộng.
Không thể phủ nhận vai trò của dữ liệu trong ngành y tế nói chung và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói riêng. Tuy nhiên, để đạt được những thay đổi ngoạn mục thì ngay từ những bước đầu tiên dữ liệu cần lưu trữ và xử lý đúng cách.
Đáp ứng nhu cầu này, giải pháp máy chủ HPE ProLiant DL380 Gen10 thiết kế với khả năng quản lý thông minh, tự động hóa và bảo mật toàn diện, là lựa chọn lý tưởng nếu doanh nghiệp đang cân nhắc đầu tư hạ tầng cơ sở dữ liệu để lưu trữ hồ sơ khách hàng an toàn, tạo tiền đề phát triển các dịch vụ thông minh trong tương lai.
HPE ProLiant là một trong những máy chủ tiêu chuẩn công nghiệp an toàn nhất thế giới, kết hợp bảo mật cả phần cứng lẫn phần khung (Firmware). Máy chủ này có loạt tính năng bảo vệ trọn đời như các thiết bị chính hãng tích hợp vào thiết bị luôn bao gồm Digital Sign (chữ ký điện tử) như một tấm thư xác nhận phù hợp và bảo mật. Các thiết bị không rõ nguồn gốc, nếu cắm với mục đích nào đó sẽ bị phát hiện trước khi khởi động hệ điều hành và đưa ra thông báo chi tiết cho người quản lý.
Hệ thống cùng hàng loạt công nghệ độc quyền tại HPE cam kết quản lý và bảo vệ tuyệt đối từ khi máy xuất xưởng, sử dụng đến hết vòng đời.
Bên cạnh tính năng bảo mật, cấu hình máy với bộ xử lý Intel hiệu suất cao và ổn định mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Cụ thể, HPE ProLiant DL380 Gen10 trang bị bộ xử lý Intel Xeon thế hệ mới nhất, có khả năng mở rộng, tăng hiệu suất 71% và tăng 27% về số lượng lõi so với thế hệ cũ, kết hợp với bộ nhớ HPE DDR4 2933 MT/s tích hợp SmartMemory có thể mở rộng lên đến 3 TB (128 GB DDR4).
HPE ProLiant DL380 là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển và mở rộng trong tương lai nhờ khả năng linh hoạt với một số cấu hình khung khác nhau, hỗ trợ khối lượng công việc đa dạng bao gồm: container, đám mây, ảo hóa và các ứng dụng dữ liệu lớn. Hiểu rõ vai trò và mục tiêu sử dụng dữ liệu sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp có thể lựa chọn thiết bị và nền tảng lưu trữ phù hợp.