Kỹ năng sống

Sống ở trên đời, có 3 loại lời nói đừng bao giờ tưởng là thật, nếu không người chịu thiệt thòi chỉ có bạn

Thời đại hiện nay, giỏi ăn nói là một kỹ năng không thể thiếu khi ra ngoài lăn lộn làm ăn. Nói là một kỹ năng giao tiếp, người nào càng giỏi ăn nói thì công việc sự nghiệp sẽ càng suông sẻ hơn. Nhưng trên thực tế, trong cuộc sống, chúng ta không chỉ cần giỏi ăn nói mà còn phải giỏi nghe hiểu nữa. Tức là bạn phải phân biệt được đâu là lời nói thật, đâu chỉ là lời nói ngoài mặt. Nếu bạn tệ trong khoản này thì bạn sẽ trở thành kẻ ngốc trong mắt người khác mà không hề hay biết. Dưới đây là 3 loại lời nói bạn đừng bao giời tin là thật, nếu không sẽ thiệt thòi to đấy!

1. Lời nói khi "rượu chè" đừng tin là thật

Rượu là thứ không thể thiếu khi mọi người giao tiếp với nhau hoặc sum họp với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, v.v.. Tuy nhiên, để xác định lời nói được phát ra trên bàn nhậu có bao nhiêu phần trăm là thật thì rất khó.

Có câu: "Gặp được tri kỷ ngàn chén ít, bạn bất đồng đạo nửa câu nhiều." Nhưng trên thực tế, khi đang rượu chè, dù là mọi người trông có vẻ như nói chuyện rất ăn ý với nhau, rất nhiệt tình, thì bạn cũng đừng dễ dàng tin đó là thật.

Trên bàn nhậu, mọi người thay nhau cụng ly, uống cạn thêm mấy chén, sắc mặt ửng đỏ, trong không khí ấm áp lúc đó, ai ai cũng cười nói hí hửng. Lúc này, bạn bỗng cảm thấy mình và những người xung quanh sao lại đột nhiên trở nên thân thiết quá vậy?! Trực giác của bạn đúng rồi đấy, tất cả đều là giả thôi. Vì lời nói trên bàn nhậu thường được thốt ra với rất nhiều mục đích ẩn ở phía sau.

Sống ở trên đời, có 3 loại lời nói đừng bao giờ tưởng là thật, nếu không người chịu thiệt thòi chỉ có bạn - Ảnh 1.

Vì mỗi người đều có mục đích riêng, nên họ có khuynh hướng muốn mượn rượu để làm chất xúc tác giúp cho ý đồ của họ được thực hiện suôn sẻ hơn. Vì thế, tốt hơn hết bạn chỉ nên làm một khán giả, xem mọi người xung quanh diễn tuồng là được, lời nói đi vào tai trái thì cứ để nó trực tiếp tuông ra bên tai phải, đừng quá để tâm hay tin tưởng lời nào.

2. Lời nịnh nọt đừng tin là thật

Trong cuộc sống, sẽ luôn có một số người rất giỏi nịnh nọt người khác. Loại người này rất chú ý đến cách ăn nói, họ giỏi khen ngợi người khác đến nổi khiến đối phương không thể nói lại được gì. Thật ra, nếu không tự chủ động đánh cho mình tỉnh, thì tôi chắc rằng dù bạn có biết đó là lời nịnh nọt, thì trong lòng cũng không tránh khỏi có chút vui mừng.

Tuy nhiên, bạn cần phải tỉnh táo, đừng quá coi trọng những lời xu nịnh, nếu lơ là thì bạn sẽ thua ngay. Suy cho cùng, không ai xu nịnh người khác mà không có lý do, họ phải có mục đích riêng, và đau lòng thay là nó thường liên quan đến lợi ích cá nhân của họ.

Như có câu: "Tự dưng lại đối xử ân cần, không phải kẻ gian thì cũng là phường trộm cướp." Nếu một người đột nhiên tâng bốc bạn, nhất định hắn có ý đồ riêng, và những ý đồ đó có thể sẽ gây bất lợi cho bạn đấy. Những lời xu nịnh giống như những viên đạn pháo bọc đường, nếu chẳng may bị mắc phải, bạn sẽ tan xương nát thịt ngay.

Sống ở trên đời, có 3 loại lời nói đừng bao giờ tưởng là thật, nếu không người chịu thiệt thòi chỉ có bạn - Ảnh 2.

3. Lời khách sáo đừng tin là thật

Nhiều người nước ngoài không hiểu văn hóa Châu Á đều rất ngạc nhiên và khó hiểu về cách nói chuyện của hầu hết chúng ta, vì người Châu Á rất thích nói lời khách sáo. Có đôi khi chính người Châu Á cũng sẽ bất cẩn mà tin những lời nói đó là thật, cuối cùng thì tự khiến bản thân xấu hổ đến nỗi muốn tìm một cái lỗ chui xuống cho rồi.

Người Châu Á rất giỏi nói lời khách sáo, họ có thể nói ngay mà không cần soạn sẵn văn mẫu trong đầu. Ví dụ: "Bữa nào đi cafe nha", "Anh thấy hợp với cậu em rồi đó, có gì cứ tìm anh giúp đỡ nhé", v.v. nhưng đến khi bạn tin là thật và nói, "hay là mình đi cafe ngay hôm nay nha, hôm nay em rảnh", thì chắc chắn họ sẽ từ chối, "xin lỗi, hôm nay anh bận rồi, hôm khác nhé". Có phải như vậy sẽ rất xấu hổ không?

Những lời khách sáo này tưởng như rất sưởi ấm lòng người, nhưng thật ra đều chỉ là những lời nói tùy tiện mà thôi, khi nói mọi người chẳng ai để ý nhiều cả. Lâu dần, nó đã trở thành một luật bất thành văn, rằng, đó chỉ là một phép lịch sự, tuyệt đối đừng tin là thật.

Vì thế, nếu bạn quá coi trọng nó, bạn có thể sẽ khiến người nói bị lúng túng và bản thân bị xấu hổ đấy. Người khác tuy ngoài mặt không nói gì và cười, nhưng trong lòng sẽ thở dài: "Cái người này thật khù khờ, như vậy cũng tin? Phiền quá!"

Để tránh phải lúng túng trong các tình huống giao tiếp xã hội dẫn đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều gặp cản trở, khi học nói, chúng ta cũng cần phải học cách nghe hiểu ý định thực sự của người nói.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm