Tài chính

Startup fintech Việt Nam "xuống hạng" trong cuộc đua vốn tại Đông Nam Á

Kết quả nghiên cứu của UOB, PwC Singapore và Hiệp hội fintech Singapore được chia sẻ trong báo cáo Fintech in ASEAN mới đây mang đến nhìn cái nhìn mới về mảng fintech tại Đông Nam Á và hoạt động gọi vốn đầu tư trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đề cập đến các xu hướng mới xuất hiện ở khu vực trong một năm gần nhất.

Cụ thể, theo báo cáo Fintech in ASEAN, đầu tư vào fintech ở Đông Nam Á trong 9 tháng đầu năm 2022 vẫn duy trì mạnh mẽ với tổng vốn gọi được lên tới 4,3 tỷ USD thông qua 163 thương vụ.

Trong đó, số thương vụ đầu tư vào các startup giao đoạn muộn (late stage) chiến tỷ trọng tới 54%. Con số này tăng 11 điểm % so với năm ngoái và cho thấy các nhà đầu tư đang chọn lọc kỹ càng hơn và ưu tiên các startup có định hướng lợi nhận rõ ràng.

Xu hướng đầu tư vào fintech tại 6 quốc gia Đông Nam Á (2018 – 9 tháng 2022). (Nguồn: Fintech in ASEAN, Việt hoá: Thái Sơn). 

Năm 2022, Singapore và Indonesia tiếp tục là các quốc gia Đông Nam Á gọi nhiều vốn thành công nhất cho mảng fintech. Trong 9 tháng đầu năm 2022, 2 quốc gia này chiếm tổng cộng tới 76% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, Việt Nam và Philippines ghi nhận tỷ trọng vốn đầu tư giảm mạnh so với năm 2021.

Tỷ trọng đầu tư phân chia theo quốc gia (2018 – 9 tháng 2022). (Nguồn: Fintech in ASEAN, Việt hoá: Thái Sơn). 

Thanh toán vẫn là mảng fintech nhận vốn đầu tư nhiều nhất tại ASEAN khi mang về tổng 1,9 tỷ USD vốn đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2022. 5 thương vụ đầu tư lớn nhất trong giai đoạn này có thể kể đến Coda Payment (690 triệu USD – Series C), Xendit (300 triệu USD – Series D), Dana (250 triệu USD – Series D), Voyager Innovations (210 triệu USD – Series F) và TNG Digital (168 triệu USD – Series A).

Cho vay là mảng thu hút đầu tư số 2 với tổng 506 triệu USD vốn đầu tư, theo sau là tiền mã hoá với 461 triệu USD vốn đầu tư. Năm nay, tiền mã hoá vượt công nghệ đầu tư để trở thành lĩnh vực đầu tư hấp dẫn số 3.

Thanh toán vẫn là mảng thu hút đầu tư lớn nhất. (Nguồn: Fintech in ASEAN, Việt hoá: Thái Sơn). 

Tài chính nhúng thăng hoa tại Đông Nam Á

Người tiêu dùng Đông Nam Á ngày càng trở nên quen thuộc và thoải mái với việc sử dụng dịch vụ tài chính được nhúng vào các sàn TMĐT, các ứng dụng du lịch và một số nền tảng phần mềm khác. Xu hướng này đặc biệt có thể thấy rõ ở Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, cũng theo báo cáo Fintech in ASEAN 2022.

Một cuộc khảo sát với sự tham gia của hơn 4.000 người tiêu dùng ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Philippines được thực hiện vào giữa năm 2022 cho thấy có 5 người thì có 4 người (81%) nhận thức được về các dịch vụ tài chính nhúng.

Tại Đông Nam Á, mức độ sử dụng dịch vụ tài chính nhúng cũng rất cao, đặc biệt là ở Thái Lan và Việt Nam khi 83% số người được hỏi cho biết họ dùng các ứng dụng tài chính nhúng. Mức trung bình của việc dùng các ứng dụng này trong khu vực là 70%.

Mức độ sử dụng tài chính nhúng tại 6 quốc gia Đông Nam Á. (Nguồn: Fintech in ASEAN 2022, Việt hoá: Thái Sơn). 

 

Tần suất sử dụng các ứng dụng tài chính nhúng tại 6 quốc gia Đông Nam Á. (Nguồn: Fintech in ASEAN 2022, Việt hoá: Thái Sơn).    

Nghiên cứu cho thấy các dịch vụ tài chính nhúng ở Việt Nam được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực đầu tư quy mô nhỏ (28%), theo sau đó là bảo hiểm tích hợp trong các dịch vụ du lịch, di chuyển (23%). Trong khi đó, ở Indonesia, ứng dụng tài chính nhũng phổ biến nhất là đối với sàn thương mại điện tử (74%) và dịch vụ mua trước, trả sau (BNPL) (42%)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm