Khoa học

Sốc với loài cá sấu nặng gần 2 tấn, chuyên săn mồi trên cạn

Loài cá sấu cổ đại khổng lồ nặng gần 2 tấn - Ảnh 1.

Cá sấu Barinasuchus từng sinh sống trên lục địa Nam Mỹ vào kỷ Cenozoic - Ảnh: HENRY P. TSAI, UNIVERSITY OF MISSOURI / CC BY 2.5

Với kích thước lớn hơn cả cá sấu nước mặn ngày nay và hàm răng chắc khỏe, cá sấu cổ đại Barinasuchus từng lang thang trên Trái đất hàng chục triệu năm trước, trở thành kẻ thù đáng gờm của không ít loài.

Loài cá sấu trên cạn lớn nhất từng tồn tại

Theo History-Computer, Barinasuchus thuộc họ cá sấu đã tuyệt chủng, từng sinh sống tại khu vực ngày nay là Argentina và Brazil. Tên gọi Barinasuchus nghĩa là "cá sấu Barinas", ám chỉ địa điểm phát hiện hóa thạch đầu tiên.

Điều khiến Barinasuchus trở nên đặc biệt không chỉ là kích thước mà còn là cấu trúc cơ thể của nó. Dựa trên những hóa thạch được tìm thấy, các nhà khoa học ước tính Barinasuchus có thể dài từ 6 - 7,5m và nặng khoảng 1,7 tấn.

Để dễ hình dung, loài cá sấu lớn nhất hiện nay - cá sấu nước mặn - thường dài khoảng 6m và nặng khoảng 1 tấn. Ngay cả những con cá sấu nước mặn lớn nhất từng được ghi nhận cũng không thể so sánh với kích thước trung bình của Barinasuchus.

Với kích thước khổng lồ, Barinasuchus đã đủ đáng sợ, nhưng điều khiến nó trở nên nguy hiểm hơn là lối sống săn mồi trên cạn. 

Loài này thuộc về một nhóm cá sấu tiền sử gọi là Sebecidae - những loài cá sấu sống hoàn toàn trên cạn, săn mồi chủ yếu trên đất liền.

Barinasuchus còn sở hữu hàm răng vô cùng đáng sợ. Hộp sọ của loài này chứa đầy những chiếc răng ziphodont - một dạng răng rất giống với các loài khủng long ăn thịt. Để dễ hình dung, nhóm khủng long theropod nổi tiếng như Tyrannosaurus, Allosaurus và Velociraptor cũng có cấu trúc răng tương tự.

Răng ziphodont có đặc điểm là mỏng, nén chặt, cong về phía sau và có rìa sắc như lưỡi cưa - hoàn hảo để xé thịt con mồi. Với kích thước khổng lồ, lối sống săn mồi trên cạn và hàm răng chết chóc, Barinasuchus là một trong những kẻ săn mồi đáng gờm nhất thời kỳ mà nó sống.

Kẻ đi săn hay con mồi?

Hóa thạch đầu tiên của Barinasuchus được phát hiện ở Barinas, Venezuela - cũng là nguồn gốc của tên gọi loài này. Kể từ đó, các hóa thạch khác của Barinasuchus cũng được tìm thấy ở Argentina, Peru và nhiều nơi khác tại Venezuela.

Barinasuchus từng sinh sống trên lục địa Nam Mỹ vào kỷ Cenozoic. Dựa trên các hóa thạch, loài này có thể đã sống cách đây khoảng 42 triệu năm và tuyệt chủng vào khoảng 11,8 triệu năm trước. Trong thời kỳ đó, họ Sebecidae là một nhóm cá sấu đa dạng, phân bố rộng rãi trên khắp Nam Mỹ.

Xác định được khu vực và thời kỳ mà Barinasuchus từng sống giúp các nhà khoa học suy đoán về chế độ ăn của nó. Nhìn chung, Barinasuchus là kẻ săn mồi đỉnh cao, chuyên săn bắt các loài động vật khác trên cạn. Với kích thước lớn và bộ răng sắc nhọn, Barinasuchus có thể hạ gục gần như bất kỳ loài động vật có vú nào trong khu vực.

Những loài động vật phổ biến trong thời kỳ đó bao gồm các loài tương tự như lợn lòi hoặc các loài móng guốc hiện đại. Một số con mồi tiềm năng của Barinasuchus có thể bao gồm Macrauchenia - loài động vật giống lạc đà có vòi nhỏ, Phoberomys - nhóm loài gặm nhấm khổng lồ, tổ tiên của chuột lang nước ngày nay và Hapalops - tổ tiên của loài lười đất cổ đại.

Rất ít loài có thể đe dọa Barinasuchus. Đối thủ thực sự duy nhất của nó có thể là chính những con Barinasuchus khác hoặc Purussaurus - loài cá sấu caiman khổng lồ dài hơn 10m và nặng gần 6 tấn. Tuy nhiên, Purussaurus là loài săn mồi dưới nước, trong khi Barinasuchus sống hoàn toàn trên cạn, do đó hai loài này không thường xuyên đối đầu nhau.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Các tin khác

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Sáng nay (28/3), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh và cao nhất lên tới 99,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn thấp hơn vàng nhẫn 1 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc sắp hửng nắng

Hôm nay (19/3), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm, rét hại, tuy nhiên từ trưa chiều, trời hửng nắng, nhiệt độ lên khoảng 21-23 độ. Từ 20/3, nền nhiệt tăng nhanh. Khu vực miền Trung hôm nay vẫn còn mưa rải rác. Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Miền bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (17-18/3) sẽ là thời gian rét nhất trong đợt không khí lạnh lần này ở miền Bắc. Miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Tây Nguyên và Nam Bộ có thể đón mưa dông cục bộ vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng sớm nay (16/3), không khí lạnh đã bao trùm toàn bộ khu vực Đông Bắc Bộ. Dự báo ngày hôm nay tiếp tục ảnh hưởng đến Tây Bắc Bộ và miền Trung. Miền Bắc tiếp tục mưa dông trong sáng nay, trưa chiều tạnh ráo, trời rét. Miền Trung có mưa dông rải rác, cục bộ có mưa to.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/3), miền Bắc tiếp tục hình thái thời tiết nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Từ chiều tối và đêm 15/3, miền Bắc có thể đón không khí lạnh tăng cường, trời chuyển rét, vùng núi rét đậm, rét hại.

Giá vàng diễn biến lạ

TPO - Sáng nay (12/3), giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều giữa các doanh nghiệp. Tỷ giá USD ngân hàng “hạ nhiệt”.