96% người Việt ở thành thị lựa chọn sử dụng dịch vụ thương mại điện tử
Theo báo cáo SEA Economy do Google, Temasek và Bain & Company công bố năm 2022, mức độ thâm nhập người dùng Thương mại điện tử ở Đông Nam Á là khoảng 53,8% trong năm nay và dự kiến sẽ đạt 63,3% vào năm 2025. Đặc biệt, ở các khu vực thành thị Việt Nam, phần lớn người dùng đã sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử để phục vụ cho đời sống của họ, khi báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ người dùng trong các khu vực thành thị Việt Nam lựa chọn sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số liên quan tới thương mại điện tử là 96%.
Về phía tăng trưởng nhà bán hàng trực tuyến, theo báo cáo Transforming Southeast Asia của Tập đoàn Lazada vào tháng 9/2022, số lượng người bán hàng tham gia trên nền tảng Lazada trong 7 tháng đầu năm 2022 đã tăng 68% so với cùng kỳ năm trước.
Thế hệ Gen X, Y mua sắm trực tuyến ngày càng nhiều
Trong khi mua sắm trên TMĐT chứng kiến những dấu hiệu sự tăng trưởng đáng mừng nói trên, chân dung người tiêu dùng trực tuyến cũng ngày càng thay đổi, đa dạng hơn về độ tuổi và phân bố khu vực.
Trước đây, người mua hàng online chủ yếu tập trung ở nhóm người trẻ tuổi, từ trên 18 tuổi tới dưới 45 tuổi. Đây là nhóm khách hàng năng động và tiếp cận các ứng dụng công nghệ một cách dễ dàng. Ngoài ra, những người tiêu dùng ở nhóm này cũng có nhu cầu mua sắm nhanh và thuận tiện để phục vụ cho cuộc sống bận rộn của mình.
Theo báo cáo của PwC, 32% tổng người dùng ở thế hệ Baby Boomers (59 tuổi đến 77 tuổi) và 42% tổng người dùng ở thế hệ Gen X (42 tuổi đến 57 tuổi) khi được khảo sát, cho rằng họ tiếp tục mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong tương lai.
Các chỉ số trên là minh chứng cho sự thay đổi mạnh mẽ về thói quen mua sắm và tiêu dùng trên môi trường online của người Việt. Giờ đây, mua sắm online không chỉ phù hợp cho giới trẻ, mà còn là một xu hướng rộng rãi khi đáp ứng nhu cầu chung của mọi lứa tuổi.
Điều này chứng tỏ, trái với suy nghĩ thông thường rằng "chỉ có giới trẻ mới mua sắm online", TMĐT đã trở nên phổ biến với mọi thế hệ, lứa tuổi. Cũng vì thế, các sàn thương mại điện tử cũng phát triển mạnh mẽ, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dùng ở nhiều lứa tuổi. Trong đó, top 6 các ngành hàng bán chạy nhất trên các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam là những ngành đáp ứng nhu cầu đa dạng nhất. Bao gồm: Ngành hàng Mỹ phẩm & Chăm sóc sắc đẹp, Thời trang, Thiết bị điện gia dụng, Ngành hàng Mẹ và Bé, Bách hóa online, đồ dùng công nghệ…
Ngoài ra, không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ người dùng TMĐT ở các tỉnh thành khác đang có tiềm năng tăng trưởng đầy hứa hẹn. Nhất là khi hệ thống logistics nội bộ của các sàn đang được chú trọng và phát triển mạnh mẽ.
Thấu hiểu những nét đặc trưng của người tiêu dùng, các sàn TMĐT có những cách tiếp cận và chăm sóc khách hàng phù hợp nhất. Để đón đầu xu hướng mua sắm và bán hàng trên TMĐT, đối với mỗi tệp khách hàng mục tiêu khác nhau, các nền tảng TMĐT như Lazada đều có những chương trình, những chính sách khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng nhóm người dùng mục tiêu. Đối với tệp khách hàng GenZ & Millenials, Lazada đã ứng dụng công nghệ AI trên nền tảng để cá nhân hóa giao diện mua sắm theo từng đối tượng, từ đó cho ra mắt hàng loạt các chương trình Lễ hội mua sắm như 9/9, 10/10, 11/11, 12/12 hay gần đây nhất là Lễ hội mua sắm Tết… để mang đến đa dạng sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng ở từng dịp trong năm. Ngoài ra, Lazada cũng tung ra hàng loạt tính năng về Shoppertainment để nền tảng tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng trẻ tuổi – mang đến cho họ trải nghiệm mua sắm giải trí và nhiều cảm xúc hơn.
Đối với những khách hàng khó tính khi mua sắm trực tuyến, Lazada cũng xây dựng gian hàng Laz Mall với các sản phẩm đảm bảo chính hãng được bán trên các gian hàng, cùng với đó, sàn TMĐT này cũng phát triển riêng một nhánh Lazada Logistics để đảm bảo chất lượng các đơn hàng đến tay người tiêu dùng.