Kinh doanh

Sau sáp nhập, bất ngờ quy mô kinh tế của tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam

Tóm tắt:
  • Sau sáp nhập, Hưng Yên nhỏ nhất về diện tích, nhưng nằm trong nhóm dẫn đầu về kinh tế.
  • Tổng GRDP tỉnh hợp nhất dự kiến hơn 265.000 tỷ đồng, xếp thứ 12 toàn quốc.
  • Thu ngân sách 2023 của Hưng Yên gấp 2,8 lần Thái Bình, góp 7 vị trí trong cả nước về ngân sách.
  • GRDP bình quân đầu người của Hưng Yên gần gấp đôi Thái Bình, vượt trung bình toàn quốc.
  • Vốn FDI và kim ngạch xuất khẩu của Hưng Yên đều đạt hoặc vượt các tỉnh phát triển khác.

Trung ương đã thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình sẽ được hợp nhất, với tên gọi dự kiến là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại địa điểm hiện nay của tỉnh Hưng Yên.

Cả Hưng Yên và Thái Bình đều nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Sau khi hợp nhất, tỉnh Hưng Yên (tên mới dự kiến) sẽ có tổng diện tích 2.514,8km2, trở thành địa phương có diện tích nhỏ nhất cả nước. Tuy nhiên, quy mô kinh tế của tỉnh này lại nằm trong nhóm dẫn đầu toàn quốc.

Theo số liệu sơ bộ của Cục Thống kê, quy mô GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) theo giá hiện hành năm 2023 của Hưng Yên đạt 146.317 tỷ đồng, Thái Bình đạt khoảng 119.222 tỷ đồng.

Sau sáp nhập, tổng GRDP của tỉnh mới dự kiến đạt con số hơn 265.000 tỷ đồng, xếp thứ 12 cả nước về quy mô kinh tế.

Về thu ngân sách nội địa, năm 2023 tỉnh Hưng Yên đạt xấp xỉ 28.750 tỷ đồng, cao hơn khoảng 2,8 lần so với mức 10.189 tỷ đồng của Thái Bình.

Tổng thu ngân sách nội địa của hai tỉnh đạt gần 39.000 tỷ đồng. Với kết quả này, địa phương hợp nhất đứng thứ 7 cả nước trong danh sách các tỉnh, thành có mức đóng góp ngân sách quốc gia cao nhất năm 2023.

Theo thống kê, GRDP bình quân đầu người của tỉnh Hưng Yên ghi nhận mức tăng trưởng mạnh qua các năm. Dữ liệu sơ bộ năm 2023 cho thấy, GRDP bình quân đầu người của Hưng Yên đạt 112,5 triệu đồng/người/năm, cao gần gấp đôi so với Thái Bình và vượt mức bình quân cả nước 9,6 triệu đồng.

Trong khi đó, GRDP bình quân đầu người của Thái Bình năm 2023 đạt 63,3 triệu đồng/người/năm, thấp hơn 39,6 triệu đồng so với mức trung bình toàn quốc.

Tốc độ tăng trưởng của chỉ số này tại Thái Bình cũng chậm hơn đáng kể so với Hưng Yên.

Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), năm 2023, tỉnh Hưng Yên thu hút được 720,5 triệu USD vốn FDI trong khi Thái Bình ghi nhận con số ấn tượng gần 2,91 tỷ USD.

Tổng vốn FDI đăng ký của 2 tỉnh này đạt khoảng 3,63 tỷ USD trong năm 2023. Nếu kết quả này có thể được duy trì và tiếp tục sau sáp nhập, thu hút FDI của Hưng Yên có thể nằm trong top đầu cả nước.

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Hưng Yên năm 2024 đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 19,1% so với năm trước. Trong khi đó, Thái Bình ghi nhận kim ngạch xuất khẩu hơn 2,84 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2023.

Bước sang năm 2025, trong ba tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Hưng Yên đạt khoảng 1,37 tỷ USD, còn Thái Bình đạt 681 triệu USD.

*(Bài viết sử dụng dữ liệu từ Tư liệu Kinh tế - Xã hội 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2019-2023; số liệu trong Niên giám thống kê năm 2023 của Cục Thống kê; Báo cáo thống kê xuất khẩu hàng hoá sơ bộ của Cục Hải quan).

Quy mô kinh tế 34 địa phương sau sáp nhập: TPHCM số 1, Phú Thọ gây bất ngờ

Quy mô kinh tế 34 địa phương sau sáp nhập: TPHCM số 1, Phú Thọ gây bất ngờ

Sau sáp nhập, quy mô kinh tế của các địa phương có sự thay đổi khá lớn. Trong đó, GRDP của TPHCM gấp đôi Hà Nội, chiếm khoảng 24% GDP cả nước và đóng góp hơn 26% vào ngân sách quốc gia. Phú Thọ sau khi hợp nhất 3 tỉnh có chỉ số rất ấn tượng.
Ba tỉnh sáp nhập thành tỉnh lớn nhất cả nước: Kinh tế có gì đáng chú ý?

Ba tỉnh sáp nhập thành tỉnh lớn nhất cả nước: Kinh tế có gì đáng chú ý?

Sau khi Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sáp nhập sẽ trở thành tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn nhất ở nước ta. Vậy, trước khi “về chung nhà”, kinh tế của các tỉnh này có gì đặc biệt?
Sau sáp nhập, 6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào?

Sau sáp nhập, 6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào?

Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố, nước ta sẽ có 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trước khi sáp nhập, 6 thành phố này chiếm gần 50% GDP cả nước và đóng góp khoảng 62% vào ngân sách quốc gia.

Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Ở tuổi 40, tôi chọn chi tiêu tối giản và 12 mẹo nhỏ này giúp cuộc sống nhẹ tênh, ví tiền dày hơn mỗi tháng

Từng loay hoay với một căn nhà đầy đồ và tâm trí rối bời vì “cái gì cũng cần”, chị Hòa – 40 tuổi ở TP.HCM – chia sẻ hành trình chọn sống tối giản với 12 mẹo nhỏ nhưng hiệu quả bất ngờ, giúp chị cảm thấy nhẹ lòng và tài chính cũng khởi sắc thấy rõ.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

3 bài tập cardio đơn giản giúp giảm cân tại nhà

Trên thực tế, không phải ai cũng cần thẻ tập gym đắt tiền hay thiết bị cầu kỳ để giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch. Một số bài tập cardio hiệu quả nhất có thể được thực hiện ngay tại nhà với rất ít dụng cụ.

Tin xem nhiều